Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 48 - 49)

Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh đã thu được những kết quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, quá trình tiếp nhận hồ sơ.

Trong quá trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, đối với các khách hàng truyền thống việc kiểm tra thường được làm qua loa, có phần xem nhẹ, đây có thể là kẽ hở để các doanh nghiệp thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn.

Thứ hai, nội dung thẩm định chưa đảm bảo yêu cầu.

Đây là một hạn chế còn tồn tại ở hầu hết các NHTM chứ không riêng gì Techcombank Chi Nhánh Hà Đông. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định chưa chú ý đến các chi tiết nhỏ hay chỉ tập trung phân tích vào một khía cạnh, mà các khía cạnh còn lại thì thẩm định sơ sài, khi phân tích chưa đảm bảo hoặc đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng đối với yêu cầu của công tác thẩm định. Điều này có thể là do cán bộ thẩm định còn chủ quan hay chạy theo thành tích, áp lực về chỉ tiêu, doanh số, KPI mà chưa tuẩn thủ nghiêm ngặt quy định thẩm định, một lí do nữa là do chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát quá trình thẩm định.

Hơn nữa, chưa có một chuẩn mực hay thước đo cụ thể cho chất lượng thẩm định tín dụng KHDN như: chi phí thẩm định, mức độ tác động của hoạt động đó đối với hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác chất lượng thẩm định tín dụng cho vay KHDN.

Thứ ba, thông tin thẩm định chưa đa dạng, phong phú.

Thông tin thẩm định còn tương đối bị động, thiếu sót, phụ thuộc vào nguồn thông tin khách hàng cung cấp dẫn đến việc đánh giá không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ tư, tổ chức thẩm định chưa hợp lý.

Công tác tổ chức thẩm định ở chi nhánh chưa khoa học. Việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc, không đảm bảo tính độc lập

gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ. Cán bộ thẩm định không chuyên sâu vào một ngành nghề kinh doanh cụ thể nào, gây ra tình trạng quá tải đối với cán bộ khi cùng một lúc thực hiện nhiều công việc, chưa chuyên môn hóa phụ trách từng mảng, từng đối tượng khách hàng theo ngành nghề kinh doanh chuyên biệt nên chưa nâng cao được hiệu quả, chất lượng thẩm định, khi thẩm định còn nhiều hạn chế, vấp phải nhiều khó khăn.

Thứ năm, công tác tái thẩm định chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Công tác kiểm tra tổ chức, thực hiện và xử lý tái thẩm định chưa thường xuyên, thiếu sâu sát nên không kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w