Hệ thống chính sách của nhà nước có ảnh hưởng và chi phối tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Một sự thay đổi dù nhỏ hay lớn trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức ảnh hưởng đến toàn xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động luôn bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN tại Techcombank Chi Nhánh Hà Đông không chỉ là nỗ lực riêng của ngân hàng mà còn cần có sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan khác.
Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật, điều chỉnh các văn bản pháp luật tránh chồng chéo. Tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp quốc doanh.
Nhà nước cần quy định rõ hơn nữa chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, chính quyền địa phương theo hướng tách bạch giữa quản lý Nhà nước với
chức năng hoạt động kinh doanh nhằm tránh tình trạng các cơ quan này can thiệp quá sâu vào hoạt động thẩm định của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho các NHTM. Thông tin về các doanh nghiệp hiện nay. Một nhược điểm của công tác thẩm định tín dụng tại Việt Nam là thông tin phục vụ cho thẩm định tín dụng vẫn còn hạn chế, hầu như chưa có tổ chức nào đủ uy tín cũng như kinh nghiệm để có thể đưa ra bảng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng như định giá thương hiệu doanh nghiệp. Điều này khiến cho các ngân hàng khi muốn cho doanh nghiệp vay vốn buộc phải tìm hiểu từ đầu về tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, gây ra tốn kém về chi phí và thời gian cho ngân hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình thu thập thông tin, Nhà nước nên thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm xếp hạng tín nhiệm và trung tâm chuyên tư vấn, mua bán thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty dịch vụ đánh giá tài sản thế chấp, công ty kiểm toán.
Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành quy định về tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các thành phần kinh tế, để tăng cường hiệu quả pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khi điều tra, đánh giá tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tạo hành lang pháp lí, thể chế phù hợp, góp phần minh bạch hóa nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc theo định kỳ đối với các doanh nghiệp để nâng cao tính chính xác của các số liệu và đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính.