Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hà Đông

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 27 - 38)

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn.

Trong những năm qua, công tác huy động vốn tại Techcombank Chi Nhánh Hà Đông đối mặt với nhiều khó khăn do sự biến động liên tục của nền kinh tế và thị trường tiền tệ. Sự phát triển của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tạo ra sức ép không nhỏ cho chi nhánh, cho nên, huy động vốn là một hoạt động được chi nhánh rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông trong hệ thống Techcombank Việt Nam. Nguồn vốn huy động của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông phong phú và đa dạng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư. Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn ủy thác và vốn thanh toán…

Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Trong các năm 2010, 2011 và 2012 giữa các ngân hàng có một cuộc chạy đua huy động vốn rất quyết liệt, các NHTM áp dụng mọi hình thức, mọi biện pháp để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình. Bên cạnh đó, các NHTM khác cũng không ngừng phát triển đẩy mạnh tên tuổi, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…Trước tình hình đó, Techcombank Chi Nhánh Hà Đông đã có nhiều

biện pháp tích cực và năng động như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nâng cao uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng hơn nữa, nhờ vậy mà nguồn vốn huy động luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng đều đặn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Techcombank Chi nhánh Hà Đông.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng vốn huy động 146.371,000 189.372,000 228.360,000

Tổng vốn huy động phân theo loại tiền

VND 124.415,350 168.541,080 207.807,600

Ngoại tệ quy đổi VND 21.955,650 20.830,920 20.552,400

Tổng vốn huy động phân theo thời hạn

TG không kỳ hạn 30.008,000 34.689,000 40.230,000

TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 106.174,000 141.317,000 175.679,000

TG có kỳ hạn trên 12 tháng 10.189,000 13.366,000 12.451,000

Tổng vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của dân cư 99.678,651 133.753,440 149.716,770

Tiền gửi của TCKT 33.255,490 39.180,556 50.541,230

Tiền gửi của TCTD 9.645,850 11.949,370 14.432,352

Nguồn khác 3.791,000 4.488,630 13.669,648

(Nguồn: báo cáo thường niên Techcombank Chi Nhánh Hà Đông)

Biểu đồ 2.1. Tổng vốn huy động của chi nhánh.

Nhìn vào bảng số liệu thể hiện tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng lên theo các năm. Cụ thể trong năm 2010, tổng vốn huy động chỉ đạt 146.371 triệu đồng thì đến năm 2011 đạt 189.372 triệu đồng tăng lên 43.001 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 29,38%. Đến năm 2012, chi nhánh đã huy động được 228.360 triệu đồng

tăng lên 38.988 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng đạt 20,59%. Năm 2012, không riêng gì Chi Nhánh Hà Đông mà hầu hết cả các chi nhánh, và các ngân hàng khác tốc độ tăng trưởng đều không bằng năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, môi trường kinh doanh trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của một loạt các ngân hàng khác. Trong đó,không thể không kể đến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng quốc doanh lớn, đã hoạt động lâu đời trên địa bàn quận và giữ vị trí là ngân hàng duy nhất trong suốt thời gian dài nên số lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của NHNNo&PTNT là rất lớn. Đối tượng chủ yếu của NHNNo&PTNT là các đối tượng trả lương qua ngân sách nhà nước. Do đó, Techcombank Chi nhánh Hà Đông chịu áp lực không nhỏ khi phải cạnh tranh với ngân hàng này trên cùng địa bàn. Năm 2010, các ngân hàng liên tục chạy đua lãi suất huy động vốn, trước tình hình đó, để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người gửi tiền cũng như bảo đảm an toàn và sự lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT – NHNN ngày 03/03/2011 về việc ấn định lãi suất trần huy động vốn bằng tiền đồng. Theo thông tư này, tất cả các ngân hàng đều áp dụng mức lãi suất 14%/năm là mức lãi suất tối đa trong huy động. Năm 2011, NHNN đã có những biện pháp rất cứng rắn để giữ vững trần lãi suất 14%/năm. Trong bối cảnh đó, có thể thấy được những cố gắng nỗ lực, và thành tích của Techcombank chi nhánh Hà Đông trong công tác huy động vốn, khi vốn huy động năm 2011 vẫn tăng trưởng so với năm 2010. Thêm vào đó, các tháng của năm 2012 lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động, lãi suất huy động liên tục giảm khiến sức hấp dẫn của việc huy động vốn giảm. Ngoài ra còn phải kể đến những biến động xung quanh thị trường vàng, thị trường chứng khoán, và những tác động về mặt tâm lí của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn của năm 2012. Đó là những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động năm 2012 giảm so với năm 2011.

Nhánh Hà Đông đã có những đường lối chiến lược hợp lý, từng bước tăng trưởng ổn định, bền vững. Để có được kết quả đó chi nhánh đã luôn chú trọng công tác Marketing, thu hút các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền và tài khoản, chính sách lãi suất hợp lý, chi phí dịch vụ phù hợp. Trong năm 2012 chi nhánh đã có những hình thức tiết kiệm hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng ví dụ như: Tiết kiệm Phát lộc, Tiết kiệm online, tiết kiệm Fastasaving, Tiết kiệm Linh hoạt, Tiết kiệm thực gửi…

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh theo loại tiền

( Đơn vị: Triệu đồng )

Tổng tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, luôn chiếm trên 80% tổng vốn huy động, và tăng đều qua các năm. Năm 2010, vốn huy động bằng VND chiếm 85% tổng vốn huy động, con số này tăng lên 89% và 91% trong năm 2011 và 2012. Trong ba năm thì cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền khá ổn định, đảm bảo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra. Việc nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng trong khi huy động bằng ngoại tệ giảm có thể do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2011, những tác động, ảnh hưởng vẫn tiếp diễn tới năm 2012. Ngoài ra, thông điệp quyết tâm ổn định thị trường ngoại hối của Thống đốc NHNN, thể hiện qua một loạt thông tư quản lý cho vay và chế tài đối với giao dịch ngoại hối trái quy định,

đồng thời giữ tỷ giá không điều chỉnh quá 1% trong 4 tháng cuối năm 2011, đã góp phần củng cố niềm tin của người dân khi nắm giữ VND, người có tiền gửi ngoại tệ cũng chuyển qua bán ngoại tệ cho ngân hàng để gửi bằng VND. Năm 2012, một vài thời điểm tỷ giá USD/VND biến động, song vẫn nằm trong biên độ cho phép, và được đánh giá là một năm khá “bình yên” của tỷ giá sau những biến động mạnh của thời gian trước đó, khi mà NHNN đã giữ vững được tỷ giá, ổn định thành công khoảng biến động. Bên cạnh đó, trong năm 2012, chênh lệch lãi suất VND và USD hấp dẫn khiến người dân có xu hướng chuyển sang gửi bằng VND. Những tác động trên đã khiến cho tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm qua các năm 2010, 2011 và 2012.

Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2010 tiền gửi dưới 12 tháng chiếm 72,54 % tổng vốn huy động, năm 2011 nguồn vốn này chiếm 74,62% tổng vốn huy động và năm 2012 nguồn vốn này chiếm 76,93% tổng vốn huy động. Có thể thấy, nguồn tiền gửi dưới 12 tháng của chi nhánh luôn chiếm trên 70% qua 3 năm, điều này thể hiện chi nhánh có cơ cấu vốn an toàn và ổn định trong 3

năm qua và có xu hướng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh theo thời hạn.

Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh theo thành phần kinh tế.

( Đơn vị: Triệu đồng )

Trong tổng số vốn huy động của chi nhánh, thì nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động. Năm 2010, tiền gửi của dân cư chiếm 68%, tiền gửi của TCKT chiếm 23%, tiền gửi của TCTD chiếm 6% và các nguồn khác chiếm 3%. Năm 2011, tiền gửi của dân cư chiếm 71%, tiền gửi của TCKT chiếm 21%, tiền gửi của TCTD chiếm 6%, và nguồn tiền gửi khác chiếm 2%. Năm 2012, tiền gửi của dân cư chiếm 66%, tiền gửi của TCKT chiếm 22%, tiền gửi của TCTD và nguồn khác đều chiếm xấp xỉ 6%. Các tỷ lệ này tương đối ổn định và biến động không nhiều, cho thấy sự ổn định của nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông có xu hướng tăng trưởng đều đặn bền vững, mục tiêu chủ yếu hướng đến những nguồn vốn có chi phí thấp, và ổn định.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn.

Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong mấy năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mô tín dụng được mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng cao.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Techcombank Chi Nhánh Hà Đông.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 90.120 110.220 140.560

(Nguồn báo cáo thường niên NH techcombank Chi Nhánh Hà Đông )

Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh.

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy, dư nợ tín dụng của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng của năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2010, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 90.120 triệu đồng, năm 2011 dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 110.220 triệu đồng, tăng 20.100 triệu đồng so với năm 2010 tương đương với tốc độ tăng 22,3%. Năm 2012, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 140.560 triệu đồng, tăng 30.340 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với tốc độ tăng là 27,53%. Điều này chứng tỏ, hoạt động tín dụng của chi nhánh đang ngày được mở rộng và ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức cho vay, đối tượng cho vay và thời gian cho vay.

a) Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền.

Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

VND 54.072 55.220 70.714

Ngoại tệ quy đổi VND 36.048 55.000 69.846

Tổng dư nợ 90120 110220 140560

(Nguồn báo cáo thường niên NH techcombank Chi Nhánh Hà Đông)

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh theo loại tiền.

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, dư nợ bằng VND và ngoại tệ quy đổi VND có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối qua các năm. Năm 2010 dư nợ bằng VND chiếm 60%, dư nợ ngoại tệ chiếm 40%. Năm 2011, dư nợ VND chiếm 50,1 và dư nợ ngoại tệ chiếm 49,9%. Năm 2012, dư nợ VND chiếm 50,3% và dư nợ ngoại tệ chiếm 49,7%. Nguyên nhân là trên địa bàn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu các hàng hóa.

b) Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cho vay ngắn hạn 52.816 67.014 86.023

Cho vay trung dài hạn 37.304 43.206 54.537

Tổng dư nợ 90.120 110.220 140.560

(Nguồn báo cáo thường niên NH techcombank Chi Nhánh Hà Đông)

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh phân theo thời hạn.

( Đơn vị: Triệu đồng )

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2010, cho vay ngắn hạn chiếm 58,6%, năm 2011 dư nợ ngắn hạn chiếm 60,8% và con số này tăng lên 61,2% trong năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng, sẽ phần nào giảm thiểu nguy cơ rủi ro của chi nhánh trong hoạt động cho vay.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

KHDN 72.069 85.193 105.290

Khách hàng cá nhân 18.051 25.027 35.270

Tổng dư nợ 90.120 110.220 140.560

(Nguồn báo cáo thường niên NH techcombank Chi Nhánh Hà Đông)

Biểu đồ 2.8. Dư nợ tín dụng của chi nhánh theo đối tượng khách hàng.

( Đơn vị: Triệu đồng )

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy, trong các năm, tỷ trọng cho vay đối với KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 dư nợ cho vay nhóm KHDN chiếm 80% tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 77%, năm 2011 chiếm 75%. Tuy dư nợ cho vay nhóm KHDN giảm về số tương đối nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối với tốc độ tăng ổn định qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay đối với KHDN đạt tốc độ tăng trưởng là 18,21% so với năm 2010, năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt 24% so với năm 2011. Với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh từ đầu năm 2012 Techcombank đã có những sản phẩm tài chính chuyên biệt, đặc biệt tập trung cho lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Cuối năm 2012, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy sản, Techcombank đã hạ mức lãi suất cho vay từ 14% xuống 11%. Techcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai chương trình cho vay

đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội kinh doanh cuối năm 2012. Sau gần một tháng triển khai, nhận được sự hưởng ứng từ phía doanh nghiệp. Ngoài ra, Techcombank còn không hạn chế về tổng nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp theo chương trình này, với tiềm lực tài chính vững mạnh, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của quốc gia.

Lĩnh vực hoạt động của các KHDNcủa Techcombank Chi Nhánh Hà Đông khá phong phú, doanh thu từ các lĩnh vực tương đối đồng đều. Doanh thu của chi nhánh từ các lĩnh vực không chênh lệch quá lớn. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là ngành sản xuất ô tô, trung bình ngành này đem lại cho ngân hàng 27,45% tổng doanh thu mà ngân hàng đạt được từ nhóm KHDN. Doanh thu từ các ngành may mặc và điện tử chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu từ nhóm KHDN, trung bình qua các năm 2 ngành này chỉ chiếm 5% trong tổng doanh thu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w