Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong việc cho vay khách

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 52 - 54)

TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP. DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP.

3.1.1. Định hướng hoạt động của Techcombank chi nhánh Hà Đông trong thời gian tới. thời gian tới.

Trước tình hình kinh tế hiện nay của đất nước và địa bàn quận Hà Đông, năm 2013 chi nhánh tiếp tục duy trì chiến lược là ngân hàng bán lẻ, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển đa dạng các sản phẩm bán lẻ tiện ích, nâng cao hình ảnh của chi nhánh trong mắt khách hàng và khẳng định vị thế của Techcombank Hà Đông trong toàn hệ thống.

Năm 2013, chi nhánh phấn đấu trở thành một trong số những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống. Dự kiến cuối năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 280.000 triệu đồng tăng 22,6% so với năm 2012. Dư nợ tín dụng đạt 182.728 triệu đồng tăng 30% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn được khống chế ở mức dưới 2% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,56%.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong việc cho vay khách hàng doanh nghiệp. vay khách hàng doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN là vấn đề không chỉ Techcombank quan tâm mà hầu hết các NHTM khác đều rất chú trọng. Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cần có sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngân hàng và phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan hữu quan khác. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng thẩm định thì nòng cốt vẫn nằm ở công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng. Ý thức được điều đó, Techcombank Chi

Nhánh Hà Đông đã xây dựng các định hướng cơ bản trong công tác thẩm định tín dụng KHDN nhằm mục đích nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN hơn nữa. Sau đây là những định hướng cơ bản cho công tác thẩm định tín dụng trong cho vay KHDN.

Thứ nhất, hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp.

Quy trình thẩm định tín dụng KHDN mặc dù đã tương đối phù hợp nhưng không cố định và nhiều chỗ chưa thực sự rõ ràng, do trong mỗi lĩnh vực thẩm định lại có sự khác nhau, vì vậy trong quá trình triển khai hoạt động các cán bộ thẩm định, nhân viên NH cần xây dựng, đóng góp để hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định tín dụng KHDN, để quy trình trở nên chi tiết, rõ ràng, cụ thể và sâu sát hơn. Bên cạnh đó, nên tham khảo quy trình thẩm định của các NH khác để đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng cho phù hợp và hiệu quả hơn nữa.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp.

Chất lượng thẩm định tín dụng là một khái niệm rất chung chung, không có một công thức hay một thước đo cụ thể nào cả. Mỗi NHTM lại có một chỉ tiêu đánh giá khác nhau, và mỗi lĩnh vực thẩm định lại có chỉ tiêu khác nhau. Vì thế, việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cũng chỉ mang tính định hướng, giúp các cán bộ thẩm định có thể tự đánh giá được hiệu quả và năng suất công việc của mình. Việc xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng phải xuất phát từ thực tế công việc nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các tiêu chí nòng cốt như thời gian thẩm định, quy trình thẩm định, chi phí thẩm định, và mức độ lợi nhuận và rủi ro mà NH có được khi quyết định cấp tín dụng. Để có thể hoàn thiện được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cần có sự đóng góp của các cán bộ thẩm định tín dụng, bên cạnh

đó, ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp là không thể thiếu vì chất lượng công tác thẩm định tín dụng tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp.

Đổi mới cơ cấu thẩm định tín dụng theo hướng: đối với các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao cần tăng tỷ trọng cho vay, khi thẩm định tài sản đảm bảo, công tác định giá cần làm tốt hơn để sát thực hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế biến động và giá trị thị trường của các tài sản cũng có nhiều những thay đổi, để có thể tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Quy định mức thu hồi nợ xấu cho các cán bộ tín dụng và có kiểm điểm, kiểm tra đanh giá từng tháng, từng quý.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 52 - 54)