Phân tích chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 41 - 47)

doanh nghiệp tại Techcombank chi nhánh Hà Đông.

Việc đánh giá chất lượng công tác thẩm định tín dụng KHDN có cao hay không, em dựa trên những tiêu chí sau: xem xét dự án có đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, và dự án sau khi thẩm định phê duyệt cho vay có thu hồi đầy đủ vốn lẫn lãi trong tương lai hay không.

Bên cạnh quy trình thẩm định như đã phân tích ở trên, để xác định chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với KHDN của chi nhánh em xem xét trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về mặt định tính.

Trong những năm gần đây, hoạt động thẩm định tín dụng của chi nhánh đã từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo sự chuyên môn hóa trong hoạt động thẩm định, quy trình thẩm định có sự chuyên môn hóa hơn trước, từng khâu của quy trình thẩm định có sự phân công rõ ràng đối với từng đơn vị cũng như từng cá nhân, tạo điều kiện cho công tác thẩm định, rút ngắn thời gian cũng như giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN.

Chi nhánh đã thành lập ban tín dụng để tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát các khoản vay qua nhiều tay, nhất là các món vay lớn, thời gian cho vay dài, tham mưu cho lãnh đạo trong việc cho vay đúng hướng, hạn chế thấp nhất những rủi ro và tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, về mặt định lượng. Thời gian thẩm định.

Thời gian thẩm định đối với các dự án, phương án trong quyền phán quyết của chi nhánh (khoản vay dưới 20 tỷ) thì thời gian thẩm định và ra quyết định tín dụng trung bình là 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc với cho vay trung dài hạn kể từ khi chi nhánh nhận được đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu.

Với những dự án, phương án vượt quyền phán quyết của chi nhánh thì trong không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ khi chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Techcombank Việt Nam. Thời gian thẩm định đối với khách hàng truyền thống có thể ngắn hơn, thông thường là 3 ngày, và thời gian thẩm định đối với khách hàng lần đầu giao dịch với chi nhánh thì có thể lâu hơn nhưng thường không quá 1 tuần làm việc.

Chi phí thẩm định.

Quy trình thẩm định của chi nhánh được rút ngắn, có sự chuyên môn hóa cao, đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc hiệu quả, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định đầy đủ và hiện đại. Chính những nguyên nhân trên đã khiến chi phí thẩm định của chi nhánh ngày càng giảm, nhưng vẫn giữ được chất lượng cao trong công tác thẩm định tín dụng nói chung và trong thẩm định tín dụng khách hàng DN nói riêng.

Bảng 2.6. Chỉ tiêu tỷ lệ NQH và tỷ lệ NX trong cho vay KHDN.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng mức cho vay KHDN 72.069 85.193 105.290

NQH cho vay KHDN 329 662 1.811

NX cho vay KHDN 181 518 769

Tỷ lệ NQH cho vay KHDN (%) 0,46% 0,78% 1,72%

Tỷ lệ NX cho vay KHDN (%) 0,25% 0,61% 0,73%

(Nguồn: báo cáo thường niên Techcombank Chi Nhánh Hà Đông) Biểu đồ 2.9: Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay Khách hàng

Doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng mức cho vay KHDN của chi nhánh tăng dần lên qua các năm.

Năm 2010, nền kinh tế đang cố gắng khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, chính phủ đã có những chính sách chỉ đạo, hiệp hội ngân hàng kêu gọi các ngân hàng hạ lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh xuống ngưỡng 14%-15% , giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc về vốn để tiếp tục kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy nền kinh tế trong nước hồi phục tốt với mức phát triển GDP đáng khích lệ là 6,7% nhưng tình trạng thâm hụt thương mại và lạm phát cao đã buộc chính phủ và

NHNN phải kìm chế phát triển tín dụng. Mặc dù kìm chế sự tăng trưởng của tín dụng nhưng hệ thống Techcombank nói chung và chi nhánh nói riêng đã kiểm soát được nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp ở mức an toàn. Hầu hết các khoản nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp chủ yếu ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 518 triệu đồng nợ xấu thì có đến 363 triệu đồng nợ xấu tồn tại ở những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sắt thép. Còn lại 155 triệu đồng nợ xấu rơi vào những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực khác.

Năm 2011, NQH tăng 333 triệu đồng với tốc độ tăng là 101,2%, NX tăng 337 triệu đồng, với tốc độ tăng là 186%. Tuy tốc độ tăng lên của NX và NQH là lớn là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên, xét trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính-ngân hàng thì năm 2011 là năm nhiều sóng gió đối với các ngân hàng và doanh nghiệp. Một năm khó khăn của hệ thống các ngân hàng, khi NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các NHTM với chính sách tiền tệ chặt chẽ thông qua Nghị quyết 11 mà Chính phủ ban hành. Tăng trưởng tín dụng của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam chỉ đạt 12%. Nợ xấu của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam tăng mạnh, chiếm 3,6% trong tổng mức dư nợ. Nền kinh tế bộc lộ nhiều mảng màu tối, vỡ tín dụng đen lan rộng, thị trường chứng khoán và bất động sản gặp nhiều khó khăn. Đặt trong bối cảnh đó, có thể thấy những chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh tăng cũng là điều có thể giải thích được.

Đối với chi nhánh, năm 2012 nợ quá hạn chiếm 1,72% trong tổng mức cho vay KHDN đạt mức 1.811 triệu đồng với tốc độ tăng là 173,56% tốc độ tăng của nợ quá hạn đã được kiềm chế thấp hơn so với năm 2011. Nợ xấu năm 2012 cũng có tốc độ tăng thấp hơn năm 2011, với tốc độ tăng chỉ ở mức 48,5% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của năm 2011. Năm 2012, các khoản nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh chủ yếu là ở các khoản tín dụng ngắn hạn, do tốc độ lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp chậm, vòng quay các khoản phải thu của

doanh nghiệp dài dẫn đến việc các doanh nghiệp không những khó khăn trong việc quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh mà còn không trả được nợ cho ngân hàng. Các lĩnh vực tập trung nợ xấu và nợ quá hạn năm 2012 vẫn không có sự thay đổi mấy so với năm 2011, nợ xấu và nợ quá hạn chủ yếu vẫn phát sinh ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép và cac doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Điều này cho thấy sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh trong quản lí nợ xấu, tuy nhiên cũng cho thấy những vấn đề đang gặp phải, bộc lộ những vấn đề về quản lí khi nợ xấu vẫn tập trung ở những lĩnh vực như của năm trước, tức là vẫn chưa khắc phục được tình trạng nợ xấu ở những lĩnh vực đó. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh tăng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng trong năm 2012 ( theo công bố của cơ quan thanh tra giám sát NHNN con số chính thức là 8,6% ), hàng tồn kho tăng, bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn. Những tỷ lệ này của chi nhánh tuy có tăng có thể lí giải được. Một tín hiệu tốt đó là tại chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn đang được kiểm soát ở mức thấp. Tuy tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có tăng lên theo các năm nhưng chúng ta có thể lạc quan vào sự phát triển ổn định của chi nhánh, tất cả các khoản nợ xấu và nợ quá hạn đều được trích lập dự phòng rủi ro, hơn nữa khả năng thanh khoản của Chi nhánh vẫn đang được kiểm soát tốt. Điều này cho thấy, ở chi nhánh có chất lượng thẩm định tín dụng tương đối tốt, các quyết định tín dụng được đưa ra đúng đắn và hợp lý, các khoản dự phòng rủi ro cũng được trích lập phù hợp.

Tỷ trọng nợ quá hạn và tỷ trọng nợ xấu cho vay KHDN so với nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động cho vay.

Bảng 2.7: Tỷ trọng NQH và NX trong cho vay KHDN so với nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động cho vay.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NQH cho vay KHDN 329 662 1.811

NQH từ hoạt động cho vay 451 845 2252

Tỷ trọng NQH cho vay KHDN 73% 78,3% 80,4%

NX cho vay KHDN 181 518 769

NX từ hoạt động cho vay 270 754 1.091

Tỷ trọng NX cho vay KHDN 67% 68,7% 70,5%

(Nguồn báo cáo thường niên Techcombank Chi Nhánh Hà Đông )

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHDN trong tổng nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh.

Nhìn vào bảng ta có thể nhận thấy, tỷ trọng NQH và NX cho vay KHDN qua các năm khá ổn định, luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nguyên nhân ở đây không phải do hoạt động tín dụng của chi nhánh kém hiệu quả mà do cơ cấu cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay KHDN (luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ cho vay). Trong bối cảnh kinh tế nước ta năm 2012, bất động sản gặp nhiều khó khăn, giá vàng biến động bất ổn và khó lường, hàng tồn kho tồn đọng cao, hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn thậm chí phá sản, chi nhánh vẫn hoàn thành được kế hoạch và mục tiêu đề ra, kiểm

soát nợ xấu và nợ quá hạn ở mức tương đối thấp điều đó càng chứng tỏ chi nhánh có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, tái thẩm định, giám sát và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khdn tại ngân hàng techcombank chi nhánh hà đông (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w