2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Thứ nhất, về nguồn nhân lực.
Do hạn chế về nguồn nhân lực, nên các cán bộ thẩm định của chi nhánh cùng một lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Hơn nữa, khách hàng của chi nhánh bao gồm nhiều doanh nghiệp đa dạng về ngành nghề hoạt động, cộng với quy trình tín đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự hiểu biết sâu và rộng trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, điều này là khó khăn cho các cán bộ và dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao.
Thứ hai, về nguồn thông tin.
Hiện nguồn thông tin mà ngân hàng có được hầu hết là do khách hàng cung cấp hoặc lấy từ lịch sử quan hệ với NH từ trung tâm thông tin, còn những thông tin mang tính cập nhật lại rất khó tìm. Các nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng thì chưa cụ thể, không phản ánh hết tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Thông tin mà các chuyên viên Ngân hàng đưa về cũng chưa thật đầy đủ và chi tiết, đa số vẫn là do khách hàng cung cấp.
Thứ ba, đề cao quá mức vai trò của tài sản đảm bảo.
vì vậy đã tạo cho các cán bộ thẩm định tư tưởng đề cao quá mức tài sản đảm bảo mà không chú ý xem xét các mặt, các điểm tốt trong khả năng chi trả của khách hàng. Thêm vào đó, một tài sản đảm bảo khá được ngân hàng ưa chuộng trong thời gian trước là bất động sản, thì vào thời gian này, thị trường gặp nhiều khó khăn và đang xuống giá. Nhiều khi ngân hàng còn lúng túng khi tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn tài sản đảm bảo phù hợp, công tác định giá, thẩm định còn nhiều vấn đề lúng túng.
Thứ tư, vấn đề về kiểm tra giám sát hoạt động tính dụng.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và công tác đánh giá khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên, nhất là trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng. NH chưa xây dựng được định hướng cụ thể cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng hàng năm, nên không có cơ sở tiến hành tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm cho công tác này.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, cơ chế chính sách của Nhà nươc có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định tín dụng, cho đến nay hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều chính sách chưa đồng bộ, rõ ràng.
Thứ hai, trung tâm thông tin tín dụng và dịch vụ tín dụng NHNN (CIC) đã đi vào hoạt động nhiều năm qua song chưa phát triển rộng rãi để bao quát mọi thông tin tín dụng của NH, do đó những thông tin đáng tin cậy về khách hàng cũng như thông tin vĩ mô còn hạn chế, việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh NH với nhau, còn chưa hiệu quả .
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về pháp lệ kiểm toán, thống kê với các DN chưa được quan tâm đúng mức. Các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ, thêm vào đó chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức trong khi chi phí kiểm toán độc lập khá cao so với mức thu nhập DN.
Thứ tư, các tài sản thế chấp mà khách hàng sử dụng để đảm bảo tiền vay tại NH chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc, thiết bị. Giá trị của các loại tài sản này không được ổn định, phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường nên việc định giá rất khó khăn, đặt biệt là trong điều kiện môi trường kinh tế tài chính có nhiều biến động như những năm vừa qua.
Thứ năm, các DN khi vay vốn NH đều phải có hồ sơ đầy đủ và hợp phát tuy nhiên việc lập hồ sơ đầy đủ đòi hỏi người lập phải có trình độ nhất định mà không phải bất cứ DN nào cũng đáp ứng được. Mặt khác, để được vay vốn NH, các DN thường nộp các báo cáo tài chính đã được điều chỉnh không đúng với thực tế ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 chúng ta đã có những cái nhìn tổng quan về các mặt hoạt động của chi nhánh, và đi sâu nghiên cứu về thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh qua một số các chỉ tiêu. Thông qua việc nghiên cứu phân tích chất lượng công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh chúng ta có thể nhận thấy những thành quả mà chi nhánh gặt hái được cũng như những tồn tại cần khắc phục, để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ở Chương 3 của chuyên đề.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG