Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 84 - 85)

I. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

1. Giải pháp về phía Nhà nước

1.2. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, Việt Nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa (phát triển kinh tế ngành và kinh tế vùng), đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu: ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu rất thấp (25% -30% doanh thu). Hơn nữa, do gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo kỹ thuật nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đây là điểm yếu trong xuất khẩu hai mặt hàng này của ta. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ rất bất lợi cho Việt Nam. Bởi vậy, Nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (chứ không phải các doanh nghiệp gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng; tăng cường xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn (mua nguyên liệu và bán thành phẩm), giảm dần phương thức gia công xuất khẩu; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao, và tiến tới 84

xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này.

Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường EU như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ dùng phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng thủy hải sản là những mặt hàng được người tiêu dùng EU ưa chuộng, Nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiêụ quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU. Đối tượng áp dụng của chính sách là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu mới và có triển vọng phát triển.

Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau, quả,v.v..., Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. Việc tạo ra vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu sẽ giúp cho công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt từ khâu tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến lựa chọn, đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp khi đưa ra xuất khẩu khắc phục được tình trạng chất lượng thấp, không ổn định và nguồn cung cấp nhỏ. Với chính sách này hàng nông sản của ta có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường EU.

Chúng ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp. Như vậy, 10 năm- 20 năm tới cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ chuyển mạnh theo hướng: tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo và giảm mạnh tỷ trọng hàng nguyên liệu thô. Để có cơ cấu hàng xuất khẩu như trên trong tương lai, nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo (thực phẩm chế biến, đồ điện, điện tử gia dụng, điện tử- tin học (phần mềm), công nghệ viễn thông,v.v...) đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và tính độc đáo của sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng nhằm tăng nhanh khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường EU. Riêng đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước thuộc ngành điện tử -tin học, công nghệ viễn thông,v.v... (các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao), nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn và khuyến khích họ tập trung cho nghiên cứu cơ bản để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao. Đối tượng áp dụng của chính sách là những doanh nghiệp chế biến và chế tạo có uy tín trên thị trường quốc tế (đã có những sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng).

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 84 - 85)