Viện trợ phát triển chính thức của EU dànhcho Việt Nam

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 60 - 61)

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

2.4.3.Viện trợ phát triển chính thức của EU dànhcho Việt Nam

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

2.4.3.Viện trợ phát triển chính thức của EU dànhcho Việt Nam

Tổng vốn ODA của các nước thành viên Liên Minh Châu Âu và của Uỷ Ban Châu Âu dành cho Việt Nam đã lên tới hơn 2,1 tỷ Euro (tương đương hơn 2 tỷ USD, trong đó riêng năm 1999 là 900 triệu USD). Với những nguồn vốn cam kết này, Liên Minh Châu Âu trở thành nhà tài trợ vốn lớn thứ ba (sau Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới), và là đối tác chính của Việt Nam.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ODA của EU dành cho Việt Nam tập trung vào 7 lĩnh vực chủ yếu: (1) Phát triển nông thôn và viện trợ nhân đạo; (2) Môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; (3) Hợp tác kinh tế; (4) Hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ; (5) Hỗ trợ các đối tác đầu tư của Cộng đồng Châu Âu; (6) Hợp tác khoa học và công nghệ; và (7) Viện trợ lương thực. Nhiều chương trình và dự án trong các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong thời gian qua, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.9

Trong thời kỳ 1996-2000, Viện trợ phát triển của EU dành cho Việt Nam đã tăng từ 32 triệu ECU/năm trong các năm 1994-1995 lên 52 triệu ECU/năm trong thời kỳ 1996-2000. Sự hỗ trợ của EU đã được tập trung cho các lĩnh vực phát triển ưu tiên của Việt Nam, đó là: (1) Phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo; (2) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và cải thiện dịch vụ y tế; (3) Hỗ trợ cải cách kinh tế và hành chính, hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực; (4) Hỗ trợ bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo phương hướng ưu tiên nói trên, trong thời gian qua EU hỗ trợ thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nội dung chủ yếu của các dự án bao gồm tăng cường các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm; Phát triển thủy lợi và nâng cao trình độ canh tác; Trồng rừng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch,vv... .

EU hỗ trợ trong việc cải thiện công tác quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, đặc biệt ở vùng nông thôn. Các dự án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, hàng không dân dụng và đào tạo phiên dịch tiếng Anh đang được chuẩn bị để thực hiện.

Thông qua quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), EU đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển sản xuất (ưu tiên các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng thủ công, sản xuất đồ điện tử và cơ khí). Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển năng lực sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam. Trong lĩnh vực này EU hỗ trợ Việt Nam xây dựng một khuôn khổ pháp lý về sở hữu trí tuệ hài hòa với tập quán Quốc tế, tăng cường năng lực quản lý và giám sát lĩnh vực quan trọng này.

Nhìn vào sự phân chia nguồn viện trợ là thấy được tính đa dạng và phong phú của các dự án. Bốn lĩnh vực quan trọng nhất là nông nghiệp, phát triển xã hội, y tế và giao thông thu hút hơn 50% vốn cam kết của EU, tức hơn 1 tỷ Euro tại thời điểm năm 1999. Các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 17% tổng số vốn cam kết (353 triệu Euro) đáp ứng mong muốn của Việt Nam là đưa lĩnh vực phát triển này trở thành một trong những lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ.

Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng viện trợ phát triển chính thức của EU dành cho Việt Nam đã bước đầu hỗ trợ cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, có dự án hỗ trợ trực tiếp, có dự án hỗ trợ gián tiếp.

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 60 - 61)