Hàng dệt may

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 54 - 55)

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

2.3.2. Hàng dệt may

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh,v.v... Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có Hiệp định buôn bán hàng dệt may. Sau khi Hiệp định này được ký ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993, từ chỗ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến năm 1999 đã đạt gần 700 triệu. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam.

Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi được thực hiện cho đến nay đã 2 lần được gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Theo Hiệp định này, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21.938 tấn - 23.000 tấn. Tháng 3/2000, Việt Nam đã đàm phán với EU thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết năm 2002 thay vì năm 2000. Đồng thời tăng hạn ngạch hàng dệt may 16 nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU, tăng từ 30%-116%; số nhóm hàng chịu sự quản lý bằng hạn ngạch giảm từ 106 xuống 29, tạo điều kiện cho việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU.

Cùng với những ưu đãi ngày càng nhiều của phía EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng nhanh, năm 1993 đạt 259 triệu USD, năm 1995 đạt 350 triệu USD, năm 1996 đạt 420 triệu USD, năm 1997 đạt 450 triệu USD và năm 1998 lên tới 650 triệu USD (theo số liệu thống kê của Việt Nam). Thị trường EU chiếm tỷ trọng 46,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 1995, năm 1998 con số này là 48,1%. Còn theo số liệu thống kê của EU, năm 1996 đạt 405,8 triệu USD, năm 1997 đạt 466,1 triệu USD, năm 1998 lên đến 578,7 triệu USD.

Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong Liên Minh là Đức (46,9%), Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha (5,1%), Italia (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thụy Điển (1,9%), áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ai Len (0,4%), Lúc Xăm Bua (0,3%), Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).

Sau 5 năm thực hiện Hiệp định hàng dệt may, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU lại đang gặp rất nhiều khó khăn: (1) Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp. Phần gia công cho các nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam; (2) Số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, 10%- 20% của các nước ASEAN; (3) Số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác: Thái Lan có 20 nhóm hàng, Singapore có 8 nhóm hàng, trong 54

khi đó Việt Nam 1993-1995 có 106 nhóm hàng, 1996-1998 có 54 nhóm, từ 1998 có 29 nhóm hàng; (4) Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như: áo Jackét, áo sơ mi.

Cũng giống như mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng gần 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân là do: (1) Ngành dệt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; (2) Sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; (3) Phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may; (4) Những rào cản trong thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nỗ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU hủy bỏ chế độ hạn ngạch,khi đó tuy không còn các hạn chế số lượng nhưng đồng thời Việt Nam cũng sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế quan, vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì vị trí trên thị trường, mặt khác các doanh nghiệp phải rất chú trọng đến yếu tố chất lượng và mẫu mốt được đòi hỏi rất cao trên thị trường này.

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w