Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 46 - 51)

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Quan hệ thương mại Việt Nam-EU đang ngày càng phát triển. Cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của mối quan hệ này là Hiệp định Hợp tác ký năm 1995, theo đó về thương mại hai bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), cam kết mở cửa thị trường cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên và EU cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); và Hiệp định buôn bán hàng dệt may có giá trị hiệu lực từ năm 1993. Chính cơ sở pháp lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh tương đối trong hợp tác thương mại với EU.

Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau ASEAN. Quy mô buôn bán giữa hai bên ngày càng được mở rộng. Sau khi Hiệp định hợp tác Việt Nam-EU được kíy kết năm 1995, từ chỗ Việt Nam luôn là phía nhập siêu, thì nay trở thành xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng lên hàng năm, tuy mức tăng trưởng chưa được ổn định. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng liên tục từ năm 1993, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại có xu hướng giảm kể từ năm 1998. Điều đó có thể thấy rõ qua các số liệu ở bảng 6.

Bảng 6 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Kim ngạch XK của Việt Nam sang

EU Kim ngạch NK của Việt Nam từ EU Kim ngạch xuất nhập khẩu Trị giá xuất siêu Trị giá Tốc độtăng (%) Trị giá Tốc độ tăng (%) Trị giá Tốc độ tăng (%) 1990 141,6 - 153,6 - 295,2 - -12 1991 112,2 -20,8 274,5 78,7 386,7 31,0 -162,3 1992 227,9 103,1 233,2 -15 461,1 19,2 -5,3 1993 216,1 5,2 419,5 79,9 635,6 37,8 -203,4 1994 383,8 77,6 476,6 13,6 860,4 35,4 -92,8 1995 720,0 87,6 688,3 44,4 1.408,3 63,7 31,7 1996 900,5 25,1 1.134,2 64,8 2.034,7 44,5 -233,7 1997 1.608,4 78,6 1.324,4 16,8 2.032,8 44,1 284,0 1998 2.125,8 32,2 1.307,6 -1,3 3.433,4 17,1 818,2 1999 2.506,3 17,9 1.052,8 -19,5 3.559,1 3,7 1.453,5 Tổng 8.942,6 - 7.064,7 16.007,3

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng: trong vòng 10 năm (1990-1999) tăng 12,1 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Việt Nam và EU là 31,87%/năm, tăng trưởng xuất khẩu là 37,62%/năm và tăng trưởng nhập khẩu là 23,85%/năm. Thời kỳ 1997-1999, Việt Nam đã xuất siêu sang EU 46

2.555,7 triệu USD, chiếm 41,0% kim ngạch xuất khẩu và 25,7% kim ngạch xuất nhập khẩu song phương. Thực tế cho thấy thị trường EU đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa.

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển mạnh cả về lượng và chất. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh (xem bảng 7).

Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1990-1999

Đơn vị : Triệu USD

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 (1) Kim ngạch XK Của Việt VN sang EU 141,6 112,2 227,9 216,1 383,8 720,0 900,5 1608,4 2125,8 2506,3 (2) Tổng kim ngạch 2404 2087,1 2580,7 2985,2 4054,3 5448,9 7255,9 9185,0 9361,0 11135,9 XK của Việt Nam Tỷ trọng (1) trong (2) (%) 5,9 5,4 8,8 7,2 9,5 13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 (3) Tổng kim ngạch - - - - 622489 713252,4 738505 757852,2 - - NK của EU * Tỷ trọng (1) trong - - - - 0,06 0,10 0,12 0,21 - - (3) (%) Tốc độ tăng hàng - -20,8 103,1 -5,2 77,6 87,6 25,1 78,6 32,2 17,9 năm của (1) (%)

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan * european Union and World Trade, European Commission, 1997, Trang 41

Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng lên rất nhanh (trừ năm 1991, 1993). Đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 2.506,3 triệu USD, tăng 17,7 lần so với 1990. Trong vòng 10 năm (1990- 1999), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 8.942,6 triệu USD, tăng 37,62%/năm. Chỉ tính riêng 1995-1999 (thời kỳ hoạt động xuất khẩu 47

của Việt Nam sang EU được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác), kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 36,6%, còn từ 1990-1994 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 28,31%/năm.

Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn được thể hiện ở chỗ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên và khá ổn định. Mức này lớn hơn nhiều khi so sánh với tỷ trọng của các thị trường Trung Quốc, úc, Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (xem bảng 8).

Bảng 8 Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1994 - 1999

Đơn vị: % 1995 - 1999 1994 1995 1996 1997 1998 1999 ASEAN 22,4 19,6 18,3 22,8 19,5 24,3 27,0 EU 17,7 9,5 13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 Nhật Bản 19,5 29,1 26,8 21,3 17,6 15,8 16,0 Trung Quốc 6,0 7,3 6,6 4,7 5,7 5,1 7,7 úc 3,2 1,1 1,0 0,9 2,0 5,0 7,3 Mỹ 3,7 2,3 3,1 2,8 3,0 5,0 4,5

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

Bảng trên cho thấy một xu hướng nổi bật là tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, còn tỷ trọng của thị trường Nhật Bản thì ngày càng giảm. Cụ thể, trong hai năm (1998-1999), thị trường EU chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với thị trường Nhật Bản trong xuất khẩu của Việt Nam. EU từ vị trí thứ ba đã vượt lên chiếm vị trí thứ hai sau ASEAN, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ ba. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đang tăng nhanh. Cụ thể, năm 1994 là 0,06%, năm 1995 là 0,10%, năm 1996 tăng lên 0,12%, năm 1997 lên tới 0,21% (xem bảng 7). Do đó, ta có thể nói rằng thị trường EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ta sau thị trường ASEAN.

Rõ ràng là trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng lên nhanh chóng, nhưng tốc độ tăng hàng năm lại không ổn định và lên xuống thất thường (Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu tăng 87,6% so với 1994, năm 1996 tăng 25,1% so với 1995, năm 1997 tăng 78,6% so với năm 1996, năm 1998 tăng 32,2% so với 1997 và năm 1999 lại chỉ tăng 17,9% so với 1998, (xem bảng 6). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do giá của một số mặt hàng trên thị trường thế giới giảm nhiều (điển hình là cà phê) và tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trường EU do các qui chế quản lý nhập khẩu của EU gây ra.

Mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh, nhưng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU lại không đáng 48

kể, chừng 0,12%. Điều này một phần do chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa được ổn định và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của các bạn hàng EU, chấp hành chưa đúng và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng, một số hàng hoá chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của EU..

Khi so sánh số liệu thống kê của Việt Nam với số liệu thống kê của EU ta dễ dàng nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU theo số liệu của EU lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch tính theo số liệu của Việt Nam. Mức chênh lệch năm 1995 là 694,6 triệu USD, năm 1996 là 810,5 triệu USD, năm 1997 là 679,7 triệu USD, năm 1998 là 807,5 triệu USD, năm 1999 là 818,8 triệu USD. Từ 1995-1999 mức chênh lệch giữa hai số liệu thống kê chiếm khoảng 35,7% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU tính theo số liệu của EU, và chiếm 59,9% tính theo số liệu của Việt Nam. Hiện tượng này xẩy ra có thể do hai nguyên nhân. (1) các bạn hàng, chủ yếu là bạn hàng trong khu vực, mua hàng Việt Nam để bán lại vào EU khiến số liệu thống kê của ta (thống kê thị trường theo bạn hàng) không khớp với số liệu thống kê của EU. (2) nhiều bạn hàng có thể làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để được hưởng những ưu đãi mà EU dành cho ta, thí dụ như ưu đãi GSP. EU thống kê nhập khẩu từ Việt Nam căn cứ theo giấy chứng nhận xuất xứ và hàng nhập vào, còn thống kê xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại dựa vào hợp đồng xuất khẩu và tờ khai hải quan.

Thời kỳ 1990-1994, EU gồm 12 nước là: Pháp, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Hà Lan, Đức, Italia, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhưng chỉ có sáu nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam. Sáu nước chưa có quan hệ buôn bán với Việt Nam trong thời kỳ này là Lúc Xăm Bua, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Kể từ năm 1995 EU gồm 15 nước, ngoài 12 nước nói trên có thêm Thụy Điển, Phần Lan và áo. Thời kỳ 1995-1998, cả 15 nước thành viên EU đều có quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy mức độ có khác nhau. Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU và tỷ trọng của từng thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng rất khác nhau (xem bảng 9).

Bảng 9 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

(Phân theo nước) Đơn vị: Triệu USD

TT Tên nước 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1 Đức 14,0 6,7 34,4 50,1 115,2 218, 0 228,0 411,4 587,9 654,3 2 Anh 1,9 2,4 27,5 23,0 55,7 74,6 125,1 265,2 333,5 421,2 3 Pháp 115,7 83,1 132,3 95,0 116,8 169, 1 145,0 238,1 307,4 354,9 4 Hà Lan 6,4 16,12 20,1 28,1 60,6 79,7 147,4 266,8 306,9 342,9 5 Bỉ 0,2 0,1 6,4 11,8 15,1 34,6 61,3 124,9 211,7 306,7 6 Italia 3,4 3,8 7,2 8,1 20,4 57,1 49,8 118,2 144,1 159,4 7 Tây Ban Nha 0 0 0 0 0 46,7 62,8 70,3 85,5 108,0 8 Thụy Điển 0 0 0 0 0 4,7 31,8 47,1 58,3 45,2 9 Đan Mạch 0 0 0 0 0 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 10 Phần Lan 0 0 0 0 0 4,9 10,1 13,4 20,2 16,9 11 áo 0 0 0 0 0 9,3 5,6 11,4 8,5 34,9 49

12 Hy Lạp 0 0 0 0 0 1,6 2,1 5,7 8,1 3,8 13 Bồ Đào Nha 0 0 0 0 0 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 14 Ai Len 0 0 0 0 0 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 15 Lúc Xăm Bua 0 0 0 0 0 0,3 0,6 1,5 2,1 2,3 Tổng 141,6 112,22 227,9 216,1 383,8 720, 0 900,5 1608,4 2125,8 2506,3

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối EU đều tăng lên hàng năm (trừ Phần Lan và Hy Lạp). Đối với một số thị trường như Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ, áo, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Italia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao. Chẳng hạn, chỉ tính riêng thời kỳ 1995-1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển tăng 76,2%/năm, sang Bỉ tăng 72,55%/năm, sang Anh tăng 54,15%/năm, sang Hà Lan tăng 44,03%/năm, sang áo tăng 39,20%/năm, sang Phần Lan tăng 36,25%/năm, sang Đan Mạch tăng 35,95%/năm, sang Đức tăng 31,65%/năm và sang Italia tăng 29,27%/năm.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%), Anh (14,9%), Hà Lan (14,7%), Bỉ (8,6%), Italia (7,1%), Tây Ban Nha (5,5%), Thuỵ Điển (2,6%), Đan Mạch (2,4%), Phần Lan (1,2%), áo (1,2%), Bồ Đào Nha (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Ai Len (0,6%) và Lúc Xăm Bua (0,4%). Từ năm 1997, Anh đã vượt Pháp và Hà Lan vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức.

Theo thống kê của EU thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên và tỷ trọng của các thị trường chiếm trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- EU khác nhiều so với thống kê của Việt Nam (xem bảng 10).

Bảng 10 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

(Phân theo nước)

Đơn vị: triệu USD

SốTT Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 1 Đức 501,8 542,2 661,3 836,1 944,5 2 Anh 173,4 240,5 328,2 443,6 545,8 3 Pháp 270,9 298,3 325,1 419,7 481,7 4 Bỉ + Lúc Xăm Bua 98,3 136,0 242,3 303,0 353,4 5 Hà Lan 116,1 147,9 188,4 278,7 310,7 6 Italia 109,4 152,6 233,6 278,6 276,5

7 Tây Ban Nha 62,3 72,5 131,5 175,4 187,8

8 Thụy Điển 20,5 36,8 53,6 62,5 67,9 9 Đan Mạch 19,3 25,0 42,6 47,9 57,3 10 áo 19,7 23,5 27,3 25,1 31,7 11 Phần Lan 5,6 11,5 18,7 20,6 22,6 12 Hy Lạp 4,9 11,0 16,2 18,6 20,0 13 Bồ Đào Nha 8,3 8,5 12,9 14,7 11,4 14 Ai Len 4,1 4,7 6,4 8,6 13,8 Tổng 1.414,6 1.711,0 2.288,1 2.933,1 3.325,1

Nguồn: Số liệu thống kê của Phái đoàn EC tại Hà nội

Khi so sánh Bảng 10 với Bảng 9 ta dễ dàng nhận thấy số liệu thống kê của EU lớn hơn rất nhiều so với số liệu của Việt Nam. Lấy ví dụ năm 1998, theo EU kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 836,1 triệu USD, nhưng theo số liệu thống kê của Việt Nam chỉ có 587,9 triệu USD. Điều này xẩy ra đối với tất cả 15 nước thành viên EU trong các năm.

Bảng 10 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối EU đều tăng lên hàng năm (trừ Italia, Bồ đào Nha). Kim ngạch xuất khẩu sang Hy Lạp có tốc độ tăng cao nhất trong khối 42,14%/năm, tiếp theo là Phần Lan với 41,76%/năm, Bỉ và Lúc Xăm Bua: 37,70%/năm, Ai Len: 35,45%/năm, Thụy Điển: 34,91%/năm, Anh : 33,20%/năm, Tây Ban Nha: 31,77%/năm, Đan Mạch: 31,27%/năm, Hà Lan: 27,91%/năm, Italia: 26,09%/năm, Đức: 17,13%/năm, Pháp:15,48%/năm, áo: 12,63%/năm và Bồ đào Nha: 8,26%/năm.

Theo thống kê của EU, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối vẫn là Đức, nhưng chiếm tỷ trọng 30,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU; vị trí thứ hai vẫn là Pháp (15,9%); sau đó đến Anh (14,4%), Bỉ + Lúc Xăm Bua (9,3%), Italia (8,9%), Hà Lan (8,8%); Tây Ban Nha (5,2%), Thụy Điển (2,0%); Đan Mạch (1,6%), áo (1,2%), Phần Lan (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Bồ Đào Nha (0,5%) và Ai Len (0,3%).

Dù theo thống kê của Việt Nam hay EU thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Minh Châu Âu đều tăng nhanh, tuy nhiên theo số liệu của Việt Nam thì tăng 36,60%/năm, còn số liệu của EU chỉ tăng 23,83%/năm.

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w