Đánh giá tổng quát thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 61 - 62)

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

2.5. Đánh giá tổng quát thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn từ năm 1990 đến nay

đoạn từ năm 1990 đến nay

Nhìn vào thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 1990 đến nay, ta nhận thấy có một số ưu điểm và nhược điểm sau đây:

2.5.1. Ưu điểm

* Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU tăng với tốc độ bình quân khá cao 37,2%/năm thời kỳ 1990-1999, với kết quả này chứng tỏ EU là đối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng trung bình là 17,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-1999. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau ASEAN (22,4%) và Nhật Bản (19,5%). Nhưng chỉ tính riêng 3 năm (1997-1999), tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 20,9%, sau ASEAN (23,6%) và trên Nhật Bản (16,5%). Điều này cho thấy thị trường EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay, trong quan hệ thương mại với EU, Việt Nam luôn có xuất siêu.

* Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU. Việt Nam đã và đang đặt trọng tâm tiêu thụ hàng công nghiệp và nông sản nhiệt đới chế biến, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử,v.v... vào thị trường rộng lớn này. Đồng thời, Việt Nam đã từng bước đầu tư nhằm tăng nhanh chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

* Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi chúng ta phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm,v.v... Riêng với ngành thủy sản đã làm 61

chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng và năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển. Đồng thời, sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè; hàng công nghệ phẩm như may mặc, giày dép đã tạo cho sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng về sản phẩm làm ra. Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Và cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

Một phần của tài liệu thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng của công ty đảm bảo an toàn hàng hải. lập hồ sơ dự thầu (Trang 61 - 62)