I. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU
Như đã trình bày, thị trường chung Châu Âu gồm 15 quốc gia nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu, tuy có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá, nhưng mỗi quốc gia vẫn có những nét đặc thù riêng về thị hiếu tiêu dùng. Bởi vậy mà thị trường EU có nhu cầu rất phong phú và đa dạng về hàng hoá, một số mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu rất cao tại thị trường này nhưng lại không mấy được ưa chuộng ở thị trường nước 78
khác. Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào EU trong thời gian tới thì ngay bây giờ chúng ta cần phải có định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU. Như vậy, chúng ta mới có thể củng cố thị phần hiện có và mở rộng thêm thị trường.
* Thị trường Đức:
Đức là thị trường lớn nhất trong khối EU, với 81,5 triệu người tiêu dùng (1996). Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh, chiếm tỷ trọng 22,7%-30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang EU hàng năm. Đức là thị trường xuất khẩu truyền thống các mặt hàng sau đây: giày dép; hàng may mặc; cà phê; chè, các sản phẩm bằng da, đồ gốm, sứ, cao su và các sản phẩm từ cao su; các sản phẩm mây tre đan; các sản phẩm sữa, trứng chim và mật ong; rau quả chế biến; thủy hải sản; ngũ cốc chế biến; đồ gỗ gia dụng. Đặc biệt, hai năm trở lại đây Đức có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về giày dép và dụng cụ thể thao từ Việt Nam. Quả tươi và quả chế biến cũng có triển vọng tiêu thụ trên thị trường này.
* Thị trường Pháp:
Pháp là thị trường lớn thứ ba trong khối EU, với 58 triệu người tiêu dùng (1996) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong Liên Minh. Thị trường này chiếm tỷ trọng 15,9% - 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây. Người tiêu dùng Pháp rất ưa chuộng các mặt hàng: đồ gỗ gia dụng, lụa, sợi dệt, kính và đồ dùng thủy tinh, hàng dệt may, các sản phẩm bằng da thuộc, đá quý, nhựa và các sản phẩm nhựa, hàng mây tre đan, thảm, rau quả và hạt, giày dép; cà phê, chè và các loại gia vị; trang thiết bị nội thất, máy móc thiết bị điện và các bộ phận của chúng; dụng cụ giải trí và thể thao; nhiên liệu khoáng dầu; các sản phẩm sữa, trứng chim và mật ong của Việt Nam. Từ năm 1998, thị trường Pháp có nhu cầu rất lớn về gốm sứ, dụng cụ thể thao, nhiên liệu khoáng, cà phê, sản phẩm da thuộc, giày dép và đồ gỗ gia dụng Việt Nam. Pháp là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam trong khối EU.
* Thị trường Anh:
Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam trong Liên Minh và thị trường lớn thứ 2 trong khối, với 58,5 triệu người tiêu dùng (1996). Thị trường này chiếm tỷ trọng 14,4%-14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU trong thập kỷ 90. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như: giày dép; hàng dệt may; đồ gốm sứ; nhiên liệu khoáng dầu và các sản phẩm của chúng; xe có động cơ không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; nhựa và các sản phẩm nhựa; các sản phẩm gỗ; quả và hạt ăn được, vỏ quả họ chanh hoặc họ dưa; sợi dệt; các sản phẩm bằng da thuộc; thủy hải sản; ngọc trai thiên nhiên, đá quý,v.v... đang được tiêu thụ mạnh ở Anh. Bên cạnh đó, Anh cũng là một thị trường đầy triển vọng cho việc tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng khác như: đồ gốm sứ, đồ chơi, đồ gỗ gia dụng, thực phẩm, hàng điện máy, than đá, chè, đồ uống, thực phẩm, rau quả và đồ hộp.
* Thị trường Hà Lan:
Thị trường lớn thứ 6 trong EU là Hà Lan, với 15,4 triệu người tiêu dùng (1996), đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam trong khối. Thị trường này chiếm tỷ trọng 8,8%-14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang EU. Các mặt hàng của ta được ưa chuộng tại thị trường này phải kể đến: hàng điện máy; thực phẩm chế biến; rau, quả và hạt đã qua chế biến; sợi dệt; nhựa và các sản 79
phẩm nhựa; các sản phẩm gỗ nội thất; các sản phẩm bằng da thuộc; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao; nhiên liệu khoáng dầu và các sản phẩm của chúng; kính và đồ dùng thủy tinh; giày dép; cà phê, chè và các loại gia vị; các sản phẩm mây tre đan. Đặc biệt mấy năm gần đây, thị trường Hà Lan có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm sữa, trứng chim và mật ong; thực phẩm chế biến; đồ gỗ gia dụng, các sản phẩm gốm, hàng điện máy của Việt Nam.
* Thị trường Bỉ:
Bỉ là thị trường lớn thứ 8 trong khối EU, với 10,1 triệu người tiêu dùng (1996) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên Minh. Thị trường này chiếm tỷ trọng 8,6%-9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Nói tới Bỉ là chúng ta biết ngay đây chính là thị trường thủy hải sản lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Ngoài mặt hàng này, người dân Bỉ rất thích tiêu dùng một số mặt hàng khác của Việt Nam như: Ngọc trai thiên nhiên, đá quý hoặc đá bán quý; nhiên liệu khoáng dầu và các sản phẩm của chúng; nhựa và các sản phẩm nhựa; thực phẩm chế biến; các sản phẩm bằng da thuộc; xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; các sản phẩm mây tre đan; thảm; kính và đồ dùng thủy tinh; giày dép, đồ chơi, dụng cụ dành cho giải trí và thể dục thể thao; động vật sống; rau và củ ăn được; hàng may mặc (trừ dệt kim); đồ gốm, sứ, gỗ và các sản phẩm bằng gỗ, quả và hạt ăn được; đồ gỗ gia dụng; cao su và các sản phẩm từ cao su. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Bỉ là 42,87%/năm, đây thực sự là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Người Bỉ ngày càng có thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam.
* Thị trường Italia:
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam trong Liên Minh là Italia. Với 57,3 triệu người tiêu dùng (1996), đây là thị trường lớn thứ 4 trong khối. Thị trường này chiếm tỷ trọng 7,1%-8,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong những năm qua. Có thể nói đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với nhiều mặt hàng của ta như: đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao; rau và củ ăn được; cà phê, chè và các loại gia vị; thủy hải sản; cao su và các sản phẩm từ cao su; gỗ và các sản phẩm gỗ; hàng điện máy; nhiên liệu khoáng dầu và các sản phẩm của chúng; các sản phẩm mây tre đan; giày dép; quần áo và hàng may sẵn; ngọc trai thiên nhiên, đá quý và bán đá quý; thảm; sợi dệt và động vật sống; rau, quả chế biến; đồ gốm sứ.
Kim ngạch xuất khẩu của khá nhiều sản phẩm Việt Nam sang thị trường này trong mấy năm gần đây tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của Italia. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang Italia là giày dép, hàng mây tre, đồ gỗ, hàng gốm sứ, hàng dệt may, thủy sản, cà phê, chè, cao su. Đáng chú ý là đa số những mặt hàng nêu trên hiện nay hàng Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường. Về giá cả, hầu hết các mặt hàng của ta xuất sang Italia đều vấp phải sự cạnh tranh mạnh của hàng Trung Quốc. Cụ thể, giày của Việt Nam tuy có chất lượng tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn so với hàng Trung Quốc, nhưng giá lại cao hơn khoảng 15%. Giá các mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ của ta cao hơn của Trung Quốc khoảng 10%. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường này về các mặt hàng nêu trên là rất lớn, mặt khác khách hàng Italia cũng đang muốn tìm kiếm một thị trường mới tại Việt Nam.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre đan có thể thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Italia nếu các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia các 80
hội chợ triển lãm của Italia tổ chức hàng năm để dần tìm hiểu nhu cầu, cải tiến mẫu mã và chất lượng hàng hoá phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Hơn nữa, thịt các loại và nhiều mặt hàng hải sản khác của Việt Nam nếu đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh của EU thì có thể xuất khẩu được nhiều sang Italia.
* Thị trường Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha là thị trường lớn thứ 5 trong khối EU, với 39,2 triệu người tiêu dùng (1996), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong Liên Minh. Thị trường này chiếm tỷ trọng 5,2%-5,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Tây Ban Nha tăng lên hàng năm (31,77%/năm). Điều này chứng tỏ thị trường Tây Ban Nha đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam. Người tiêu dùng đã quen dần với các sản phẩm của ta. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Tây Ban Nha những năm qua phải kể đến: giày dép, hàng may mặc (trừ dệt kim), hàng điện máy, cà phê, thủy hải sản, hoá chất, cao su thiên nhiên và các sản phẩm của nó; đồ da và túi du lịch, hàng mây tre đan; giấy, đồ gốm sứ; các sản phẩm sắt thép; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao. Nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng nêu trên của Việt Nam đang ngày càng tăng tại Tây Ban Nha.
Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chúng ta còn rất nhiều mặt hàng có khả năng thâm nhập vào Tây Ban Nha, như: động vật sống, ngũ cốc, da động vật sống, sách, báo và tranh ảnh, thảm.
* Thị trường Thụy Điển:
Thị trường lớn thứ 10 trong EU là Thụy Điển, với 8,8 triệu người tiêu dùng (1996), đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam trong khối. Thị trường này chiếm tỷ trọng 2,0%-2,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển chưa lớn lắm nhưng có xu hướng tăng đều trong mấy năm gần đây. Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, trong thời gian tới nhiều mặt hàng của ta có khả năng thâm nhập mạnh hơn vào thị trường này. Ngoài ra, Thụy Điển sẽ là một thị trường tiềm năng đối với nhiều mặt hàng khác mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu.
Những mặt hàng của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Thụy Điển là: giày dép, hàng may mặc (trừ dệt kim), đồ gỗ, đồ da, túi du lịch, cà phê, cao su thiên nhiên, nhựa và các sản phẩm nhựa; hàng mây tre đan; giấy, hàng điện máy; xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; sản phẩm sắt và thép; ngũ cốc và rau quả chế biến, đồ gốm, sứ.
Nhiều mặt hàng của ta có khả năng xuất khẩu, nhưng chưa thâm nhập được hoặc mới chỉ xâm nhập rất ít vào thị trường Thụy Điển, như: động vật sống, các sản phẩm sữa, trứng chim và mật ong; đồ uống; các sản phẩm dược, lụa, chè, dứa hộp, hạt tiêu, hạt điều, tôm đông lạnh, hàng thêu ren,v.v... Trong khi đó một số nước Châu á và Đông Nam á đã xuất được những mặt hàng này vào Thụy Điển, có nước còn xuất khẩu với một khối lượng lớn.
* Thị trường Đan Mạch:
Đan Mạch là thị trường lớn thứ 12 trong khối EU, với 5,2 triệu người tiêu dùng (1996). Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam trong khối, chiếm 1,6%-2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Thị trường này đang có nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng một số mặt hàng của Việt Nam, như: cà phê, chè và 81
gia vị; hàng dệt may, giày dép; đồ gốm, sứ; hàng điện máy; xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; đồ gỗ, hàng thủy hải sản; cao su và các sản phẩm từ cao su; đồ da và túi du lịch; giấy, các sản phẩm sắt thép; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đan Mạch tăng trung bình hàng năm 31,27%-35,95%/năm. Do đó, ta có thể nói rằng Đan Mạch là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa.
* Thị trường áo:
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam trong Liên Minh là áo. Với 8 triệu người tiêu dùng (1996), đây là thị trường lớn thứ 11 trong khối. Trong những năm vừa qua, thị trường áo chiếm tỷ trọng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- EU. Một số mặt hàng của ta đã xâm nhập được vào thị trường này, tuy nhiên kim ngạch tăng trưởng không ổn định, như: thủy hải sản, hoá chất, gỗ và các sản phẩm gỗ, hàng mây tre đan, giấy và kẹp giấy, hàng dệt kim; các sản phẩm bằng da thuộc và túi du lịch, trang thiết bị nội thất; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao. Trong khi đó, các mặt hàng khác của Việt Nam lại phát triển rất tốt trên thị trường áo, như: cà phê, chè và gia vị; nhựa và các sản phẩm nhựa, cao su và các sản phẩm từ cao su; hàng may mặc (trừ dệt kim); giày dép; đồ gốm, sứ; hàng điện máy; xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu.
* Thị trường Phần Lan:
Phần Lan là thị trường lớn thứ 13 trong khối EU, với 5,1 triệu người tiêu dùng (1996), nhưng lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 11 của Việt Nam trong khối. Thị trường Phần Lan chiếm tỷ trọng 0,7%-1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Một số mặt hàng của Việt Nam bắt đầu có triển vọng phát triển trên thị trường Phần Lan, như: giày dép, hàng dệt may, đồ gốm sứ; xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; đồ gỗ gia dụng, cà phê, chè và gia vị, nhựa và các sản phẩm nhựa, các sản phẩm bằng da thuộc; cao su và các sản phẩm từ cao su; hàng mây tre đan; giấy; hàng điện máy; ngọc trai thiên nhiên, đá quý hoặc đá bán quý; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao.
* Thị trường Bồ Đào Nha:
Bồ Đào Nha là thị trường lớn thứ 9 trong khối EU, với 9,9 triệu người tiêu dùng (1996). Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 12 của Việt Nam trong khối. Bồ Đào Nha là thị trường xuất khẩu mới của ta trong Liên Minh, vì vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 0,5%-0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU. Người tiêu dùng Bồ Đào Nha đã bắt đầu biết đến một số mặt hàng của ta và có nhu cầu ngày càng tăng, như: cà phê, chè, giày dép, hàng điện máy; cao su và các sản phẩm từ cao su; hàng may mặc (trừ dệt kim); thủy hải sản; hàng mây tre đan; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; đồ chơi, dụng cụ dùng cho giải trí và thể dục thể thao; đồ gốm sứ, đồ gỗ gia dụng; các sản phẩm sắt và thép.
* Thị trường Hy Lạp:
Hy Lạp là thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 của Việt Nam trong Liên Minh với 10,4 triệu người tiêu dùng (1996) và là thị trường lớn thứ 7 trong khối EU. Thị trường Hy lạp chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- EU. Các mặt hàng sau đây 82
của ta có triển vọng xuất khẩu sang Hy Lạp: giày dép, cà phê và gia vị, hàng may mặc (trừ dệt kim), đồ gỗ gia dụng, hàng thủy hải sản, cao su và các sản phẩm từ cao su, giấy, xe có động cơ, không thuộc loại xe điện hoặc xe lu; quả và hạt ăn được; vỏ quả họ chanh hoặc họ dưa; nhựa và các sản phẩm nhựa; sản phẩm mây tre đan.