Công nghệ kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 42 - 43)

II. Khái quát toàn ngành sản xuất phân bón Việt Nam 1 Thị trường tiêu thụ

5.Công nghệ kỹ thuật sản xuất

Công nghệ, kỹ thuật sản xuất là yếu tố quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp. Công nghệ tiến tiến hiện đại, các quy trình kỹ thuật chính xác để đảm bảo sản phẩm bán ra đạt chất lượng cao, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế: tiết kiệm nguồn nguyên liệu; năng lượng, nhân lực sản xuất; nâng cao công suất nhà máy, giảm giá thành sản phẩm.

Hiện có rất nhiều nhà máy sản xuất phân bón ứng dụng các công nghệ của nước ngoài:

• Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các loại phân bón hữu cơ và các loại phân bón có nguồn gốc từ hữu cơ. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất, công ty đã sản xuất các loại phân bón theo công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

• Ngày 17-4-2008, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty Inergi và Công ty Manning (Hong Kong) liên kết đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và đóng gói phân bón lá NutraGreen tại xó Bỡnh Đức, huyện Châu Thành (Tiền Giang).

Đây là loại phân bón mới theo công nghệ nano, hiệu quả rất cao được chứng minh sau hai năm tiến hành khảo nghiệm tại VN và được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận, cho phép sử dụng tại VN từ tháng 10-2008.

Kết quả khảo nghiệm từ năm 2006 đến nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ cho thấy khi sử dụng NutraGreen, sản lượng lúa tăng từ 5,64-34,35% (lúa thơm), tăng 15-20% (lúa IR 50404). Khi dựng trờn cỏc loại rau quả khác như bắp thì kết quả tăng sản lượng 17%, rau cải tăng 31%, dưa leo tăng 33,3%...

• Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD công suất 740.000 tấn urea/năm, với diện tích khuôn viên 63ha, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của Italy để sản xuất phõn urờ. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urờ. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy

hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện cung cấp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 42 - 43)