Kênh phân phố

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 38 - 39)

II. Khái quát toàn ngành sản xuất phân bón Việt Nam 1 Thị trường tiêu thụ

2.Kênh phân phố

Tính đến nay, cả nước có gần 300 cơ sở, công ty, xí nghiệp và nhà máy sản xuất phân bón (PHỤ LỤC 1: 22 doanh nghiệp sxkd phân bón và vật tư nong nghiệp lớn nhất Việt Nam); 35 nhà nhập khẩu; 20 văn phòng đại diện kinh doanh phân bón nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, gần 60% cơ sở sản xuất phân bón thiếu công nghệ đạt tiêu chuẩn. Thêm vào đó vấn đề hệ thống phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp tới tay người nông dân chưa được chú trọng; Hệ thống phân phối phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hiện nay qua quá nhiều “tầng nấc”, chủ yếu là mua đứt bán đoạn, thiếu sự quản lý của Nhà nước, làm cho giá vật tư nông nghiệp bị nâng giá từ 20.000-40.000 đồng/bao sản phẩm qua một cấp và vật tư nông nghiệp kém chất lượng xảy ra thường xuyên. Theo kết quả khảo sát, kênh phân phối phân bón thuốc bảo vệ thực vật hiện đi qua rất nhiều tầng nấc trung gian mới tới được người nông dân. 90% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tiêu thụ bởi đại lý cấp 2 và 3, đại lý cấp 1 chỉ chiếm 10%. Trong đó, đại lý cấp 1 là mắt xích quan trọng. Các công ty sản xuất, nhà nhập khẩu không bán hàng trực tiếp cho đại lý cấp 2, 3 và nông dân mà phải thông qua đại lý này. Qua mỗi tầng nấc như vậy, doanh nghiệp đều phải chi một khoản hoa hồng rất cao, khi đến tay nông dân giá bị tăng lên đến 30-40% so với giá xuất xưởng của nhà máy. Tình trạng này là do hoạt động xúc tiến và phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp còn qua quá nhiều tầng nấc, công tác quản lý nhà nước chưa đủ mạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội chưa rõ ràng dẫn đến giá cả bị đội lên cao. Với thực tế này, người nông dân không chỉ bị thiệt thòi về giá, mà còn phải chấp nhận mua các sản phẩm phân bón kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ đủ sức quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn; cũn cỏc doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ lẻ vẫn hoạt động ngoài tầm kiểm soát. Hiện có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK và phân bón hữu cơ không chú ý tới điều kiện kỹ thuật, phân tích, áp dụng công nghệ cũ nên chất lượng phân bón sản xuất ra chất lượng kém. Đáng chú ý, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh phân bón còn chồng chéo. Thêm vào đó, với quy định hiện nay “phõn bún là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” đã tạo “kẽ hở” cho một số doanh nghiệp có cơ hội tuồn phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường,như vậy không chỉ người nông dân phải chịu thiệt, bản thân các nhà sản xuất phân bón chất lượng cũng thua thiệt không kém do công tác quản lý Nhà nước vẫn còn những sơ hở, nhất là trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như máy móc trang

thiết bị kiểm định còn hạn chế. Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với Hiệp hội phân bón Việt Nam trong việc xây dựng quy hoạch về sản xuất phân bón cũng như tăng cưũng việc quản lý giá cả và chất lượng phân bón nhưng trên thực tế, người nông dân vẫn phải “chung sống” với tình trạng khan hàng, sốt giá, nhất là vào dịp cao điểm về nhu cầu phân bón như vụ Đụng Xuõn, vụ Hè Thu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 38 - 39)