Kết quả sản xuất kinh doanh ngành phân bón của tập đoàn năm 2009 Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 51 - 53)

IV. Thực trạng thực hiện chiến lược ngành phân bón tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam.

1. Kết quả sản xuất kinh doanh ngành phân bón của tập đoàn (2006 – 2009) Kết quả sản xuất kinh doanh ngành phân bón của tập đoàn năm

1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh ngành phân bón của tập đoàn năm 2009 Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm

Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009

STT Sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Tỷ lệ 2009/2008 (%)

2 Phân lân nung chảy ‘’ 521.112 550.000 105,54

3 Phân đạm Ure ‘’ 181.433 178.000 98,11

4 Phân NPk ‘’ 1.506.159 1.621.000 107,62

1.4.1. Thuận lợi và khó khăn

Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã vượt qua khó khăn của năm 2008 và tạo nên những nguồn lực lợi thế mới. Năm 2009, các chính sách của nhà nước, sự chỉ đạo của các bộ, ngành đó giỳp cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Nhờ được hỗ trợ từ các biện pháp kích cầu của Chính phủ, hỗ trợ lãi suất vay, giảm thuế, gia hạn nộp thuế, cùng với điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hang, các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vay vốn ngân hang, giảm bớt chi phí để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Với sự doàn kết nhất trí, chỉ đạo kiên quyết, kịp thời, năng động linh hoạt của lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các công ty thành viên và sự nỗ lực lao động sang tạo của tập thể công nhân lao động, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn , sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định tài chính, phát triển bền vững, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm đảm bảo cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã tiếp tục tác động mạnh đến sản xuất tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, giá dầu mỏ thế giới, tỷ giá ngoại tệ liên tục biến động, giá than trong nước tăng từ tháng 2/2009 và tiếp tục tăng từ tháng 9/2009 cùng với bão lũ cuối năm qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, vận tải nguyên liệu, dự trữ nguồn hang, chi phí, giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng công ty.

1.4.2. Nhận xét kết quả kinh doanh năm 2009

Đầu năm, tồn kho phân lân và NPK sản xuất với giá nguyên liệu ở mức cao từ cuối năm 2008 trong khi sức mua phụ thuộc vào giá nông sản còn thấp, bão lũ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, cạnh tranh với phân bón giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường nên tiêu thụ phân bón rất khó khăn.

Cùng với hoàn thiện không ngừng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, các công ty tập trung quảng bá thương hiệu và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường. Các công ty đã thực hiện cơ chế chính sách bán hàng linh hoạt, tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, dự trữ nguyên liệu đủ đáp ứng cho sản xuất theo nhu cầu thời vụ và phát triển sản phẩm mới.

Năm 2009, Tổng công ty HCVN đã sản xuất 3,23 triệu tấn phân bón các loại, (sản xuất phân đạm ure đã phát huy tối đa năng lực thiết bị, đạt sản lượng cao),

doanh thu tiêu thụ phân bón chiếm 51% tổng doanh thu toàn Tổng công ty, mức dự trữ cho mùa vụ trung bình ở mức 400-500 ngàn tấn. Do vậy, đã góp phần tạo nguồn cung phân bón trên thị trường dồi dào, giá phân bón ổn định. Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ đủ phân bón, ổn định giá bấn, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp vụ Đụng xuõn 2009-2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đầu năm giá phân bón bị hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do nông sản không được giá, sức mua thấp, nông dân giảm đầu tưphaan bón cùng với tâm lý sợ dung phải phân bón NPK giả, kém chất lượng. Cuối năm, nhu cầu các mặt hang nông sản trên thị trường thế giưois và trong nước tăng mạnh, nhờ đó tiêu thụ phân bón thuận lợi.

Phân supe lân giảm 6,09 %, phân lân nung chảy tăng 5,54%, phân đạm ure giảm 1,89%, phân NPK tăng 7,62%

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w