II. Khái quát toàn ngành sản xuất phân bón Việt Nam 1 Thị trường tiêu thụ
1.2.2.2. Nguồn cung nhập khẩu
1.2.2.2.1. Nhập khẩu theo chủng loại
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong năm 2009 đạt 4,5 triệu tấn về lượng và 1,4 tỷ USD về giá trị, tăng 47,2 % về lượng và giảm 4,6% về giá trị so với năm 2008. Sở dĩ có tình trạng trên là do giá phân bón nhập khẩu trong năm 2009 đã giảm tương đối mạnh so với năm 2008 nờn cỏc doanh nghiệp đã đẩy mạnh nhập khẩu khiến lượng tăng nhưng giá trị giảm.
Trong số các loại phân bón nhập khẩu, phõn Urờ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về lượng (chiếm 31,9%) lẫn giá trị nhập khẩu (chiếm 29,5%), đạt 1.440 nghìn tấn
về lượng và 422,4 triệu USD về giá trị. Phân SA tuy chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 về lượng nhập khẩu (chiếm 25,6%) nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về giá trị (chiếm 10,9%) đạt 1.155 nghìn tấn về lượng và 156 triệu USD về giá trị. Hai loại phân hỗn hợp là DAP và NPK lần lượt chiếm 21,5% và 7,2% về lượng; 25,8% và 9,2% về giá trị. Đây cũng là 2 loại phõn cú tổng giá trị nhập khẩu lớn lên tới 501,2 triệu USD trong năm 2009 mặc dù lượng nhập khẩu chỉ có 1.295 nghìn tấn, trong đó phân DAP là 369,9 triệu USD và phân NPK là 131,3 triệu USD.
Hình 2.7: Cơ cấu nhập khẩu các loại phân bón theo giá trị nhập khẩu năm 2009
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Hình 2.8: Cơ cấu nhập khẩu các loại phân bón theo lượng nhập khẩu năm 2009
1.2.2.2.2. Nhập khẩu theo thị trường
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất trong năm 2009 đạt 3,86 triệu tấn về lượng và 1.214 triệu USD về giá trị, tăng lần lượt 54,9% và 0,3% so với năm 2008.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm 43,2% về lượng và 42,2% về giá trị trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón năm 2009. So với năm 2008, mặc dù lượng phân bón nhập từ Trung Quốc vẫn tăng nhưng giá trị nhập khẩu lại giảm. Do vậy, tỷ trọng giá trị nhập từ Trung Quốc đã giảm khoảng 6,7% trong năm 2009.
Với lượng nhập khẩu là 335,5 nghìn tấn (tăng 261,6%) và giá trị nhập khẩu đạt 113,8 triệu USD (tăng 149,7%), Philippine đã vươn lên vị trí thứ tư về lượng và vị trí thứ hai về giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ Philippine cũng nhờ đó tăng lên mức 6,5% về lượng và 8,1% về giá trị.
Hai quốc gia nhập khẩu phân bón lớn khác là Nga và Hàn Quốc lại có sự giảm sút về giá trị nhập khẩu (lần lượt giảm 33,7% và 12,2%) trong khi lượng nhập khẩu vẫn tăng (lần lượt tăng 6,5% và 106,5%). Nga và Hàn Quốc đã tụt xuống vị trí thứ ba và thứ tư về giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam.
Trong số 10 nước mà Việt Nam nhập khẩu phân bón lớn nhất, Mỹ và Ucraina là 2 nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất về giá trị khi lần lượt tăng 2044,7% và 9938,6% so với năm 2008, đạt 62 triệu USD và 58,7 triệu USD.
Hình 2.9: Giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam tại 10 thị trường lớn nhất năm 2009
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
1.2.2.2.3. Xuất khẩu phân bón
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón trong năm 2009 của Việt Nam đạt 114,8 triệu USD, giảm 55,2% (tương đương giảm 141,7 triệu USD) so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu phân bón trung bình tháng của năm 2009 là 9,6 triệu USD, trong khi con số này của năm 2008 là 21,4 triệu USD.
Về chủng loại xuất khẩu, phân hỗn hợp chiếm tới 54,4% với kim ngạch đạt 62,5 triệu USD. So với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu loại phân này của Việt Nam đã tăng khoảng 10%. Tiếp theo là phõn cú chứa nitơ với kim ngạch đạt 25,9 triệu USD, chiếm 22,6%, giảm 86,2% so với năm 2008. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mạnh nhất là phân chứa Kali khi tăng tới 691%, đạt 16,5 triệu USD, chiếm 14,4%.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tới 10 thị trường có kim ngạch lớn nhất đạt 106,8 triệu USD, giảm 28,3% so với năm 2008. Mặc dù sụt giảm về kim ngạch nhưng thị phần xuất khẩu phân bón của Việt Nam sang 10 thị trường này chiếm tới 93%, trong khi năm 2008 chỉ có 54%. Campuchia tiếp tục là thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009 với kim ngạch đạt 60,5 triệu USD, tăng 27,3% so với năm 2008. Thái Lan, Lào, Hồng Kụng và Angola cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2009. Tuy nhiên, tại thị trường Philippine, Malaysia, Hàn Quốc và Indonesia, xuất khẩu phân bón của Việt Nam lại giảm khá mạnh. Theo đó, Philippine giảm 57,9%, đạt 7,8 triệu USD; Malaysia giảm 83,4%, đạt 7,3 triệu USD; Hàn Quốc giảm 50,7%, đạt 5,5 triệu USD và Indonesia giảm 80,3% đạt 3,6 triệu USD.
Hình 2.10: Kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam tới 10 thị trường lớn nhất trong năm 2008 và năm 2009 (đơn vị: triệu USD)