Thị trường thế giớ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 31 - 32)

II. Khái quát toàn ngành sản xuất phân bón Việt Nam 1 Thị trường tiêu thụ

1.1.Thị trường thế giớ

Cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã bắt đầu kết thúc và nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi trở lại với một bước khởi đầu mạnh mẽ hơn so với dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo dự báo mới nhất của IMF, sản lượng thế giới năm 2010 sẽ tăng lên 4% thay vì 3,1% như trong dự báo Triển vọng kinh tế thế giới ra vào tháng 10/2009 của tổ chức này. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế lại khác nhau theo từng khu vực. Ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, sự phục hồi tỏ ra chậm chạp, bên cạnh đó ở các nền kinh tế mới nổi, hoạt động kinh tế được dự đoán tương đối sôi động chủ yếu là do nhu cầu nội tại của các nền kinh tế này.

Trong 3 năm qua, giá phân bón trên thị trường thế giới luôn bám sát với xu hướng giá ngũ cốc, chỉ khác nhau ở tốc độ và mức độ thay đổi. Trong niên vụ 2008/09, trong bối cảnh giá phân bón tăng cao cộng thêm sản lượng thất thường trong ngành nông nghiệp, rất nhiều nông dân đã áp dụng phương pháp sử dụng ít phân bón cho những mảnh đất có độ màu mỡ trung bình hoặc cao. Điều này đã mang lại thành công cao vì mặc dù sử dụng ít phân bón nhưng nông dân ở Mỹ và Pháp vẫn có được vụ mùa bội thu.

Trong bối cảnh đó, để người nông dân quay lại sử dụng phân bón cần một khoảng thời gian dài, ít nhất là sau 1 vụ mùa khi mà đất trồng cần được chăm sóc để phục vụ cho 1 vụ mùa trồng trọt mới. Chính vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia ngành nông nghiệp, trong thời gian tới cầu về phân bón sẽ tăng lên khi giá của các mặt hàng nông sản ổn định và người nông dân sử dụng lại phân bón cho mảnh ruộng của mình.

Hình 2.3

(Nguồn: Hiệp hội phân bón thế giới)

Với triển vọng kinh tế thế giới phục hồi trở lại vào năm 2010, Hiệp hội phân bón thế giới IFA dự báo cầu phân bón thế giới 2009/2010 sẽ hồi phục nhẹ khoảng 1% so với niên vụ 2008/2009 lên mức 158 triệu tấn. Trong đó, cầu về phân bón nitơ sẽ tăng khoảng 1,6%, cầu phân bón phốt pho tăng mạnh hơn, ở mức 3% và cầu về Kali tiếp tục giảm thêm 4,5% so với niên vụ 2008/2009. Các khu vực tăng trưởng cầu chính vẫn là Nam Á, Bắc Mỹ và Tây Á.

Châu Đại Dương, Mỹ Latinh vẫn tiếp tục là những khu vực giảm nhu cầu sử dụng phân bón trong niên vụ 2009/2010. Các khu vực Đông Á, Đông Âu, Trung Á, Châu Phi, Tây và Trung Âu có mức tăng cầu nhẹ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 31 - 32)