Một số giải pháp chủ yếu 1 Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 60 - 65)

1. Giải pháp về tài chính

 Tài chính Tổng công ty sẽ được thực hiện theo 2 phân hệ gồm: tài chính tập trung của Tổng công ty và tài chính phân tán trong các công ty thành viên, trong đó, tài chính tập trung giữ vai trò quyết định cân đối tài chính tổng thể.

 Tài chính Tổng công ty tập trung vào lĩnh vực phân bón, đảm bảo nguồn cung và tham gia bình ổn giá khi Chính phủ yêu cầu

 Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Tổng công ty; huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án trọng điểm theo cỏc kờnh khác nhau.

 Rà soát lại các chương trình , dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty. Xây dựng tổng thể nhu cầu vốn và nguồn vốn kinh doanh đến năm 2015. Cú xột tới năm 2010

 Thực hiện phân tích và báo cáo tài chính cho quản trị doanh nghiệp định kỳ tháng, quý, năm

 Theo dõi, kiểm soát sát sao tài chính các công ty con, thực hiện các điều chỉnh phù hợp với các biến động kinh tế

2. Giải pháp về sản xuất

 Phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư, tập trung bảo đảm các cân đối lớn về phân bón

 Tăng cường năng lực vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị công nghệ đảm bảo sản xuất ổn định, phát huy tối đa công suất

 Không ngừng hoàn thiện hệ thống sản xuất đối với các ngành hàng, đảm bảo hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường với chất lượng cao nhất, tính năng tốt nhất và giá cả phù hợp

 Xây dựng hệ thống cung ứng tập trung cho toàn Tổng công ty, kết hợp với phân quyền cho các công ty thành viên theo mô hình quản lý dự trữ hiện đại đảm bảo ổn định nguồn nguyên phụ liệu

 Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa sản phẩm, nhất là cho phân bón để vừa đảm bảo cho sản phẩm của Tổng công ty, vừa kinh doanh kho chứa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở cân đối dự trữ hợp lý với khả năng cung – cầu

3. Giải pháp về marketing

 Đặt vị trí kế hoạch marketing là trung tâm của các lĩnh vực trong dài hạn  Để đạt được tính tổng thể và thống nhất trong sự nhận dạng về các Công ty con, các Công ty thành viên trong mối quan hệ hữu cơ, nhân quả với công ty mẹ - Tổng công ty hóa chất Việt Nam. Kể từ năm 2010 trở đi, biểu tượng âVINACHEM (và họ hàng biến thể đã được phê duyệt sử dụng của biểu tượng này), sẽ sử dụng kết hợp với biểu tượng cụ thể của từng công ty con, công ty thành viên của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam để gắn lên sản phẩm, bao bì sản phẩm cũng như các hoạt động nhận dạng và quảng bá của các Công ty con, Công ty thành viên của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Tổng công ty ra văn bản hướng dẫn chi tiết, chỉ đạo các công ty thành viên xây dựng biểu tượng, nhãn hiệu và đăng ký sở hữu. Tổng công ty và các công ty con cùng triển khai thống nhất chương quảng bá thương hiệu, đây được coi là các hoạt động được ưu tiên trong suốt kỳ kế hoạch.

 Phát triển kế hoạch marketing theo hướng thực hiện nhiều hoạt động hơn, gắn kết các hoạt động trong một kế hoạch tổng thể và nhất quán. Trước hết tập trung thực hiện chương trình “Khuyến nông Vinachem” đối với sản phẩm phân bón để tăng cường sự gắn kết nông dân với Tổng công ty.

 Xây dựng và chuẩn hóa quy tắc, cách thức ghi nhãn hiệu hàng hóa thống nhất trên tất cả các loại sản phẩm dịch vụ của Vinachem. Đăng ký mã vạch và tem hàng hóa cho các sản phẩm đủ điều kiện. Xây dựng triển khai đề án chống hàng giả, hàng nhái.

 Xác lập hệ thống phân phối tiếp cận gần hơn, trực tiếp hơn để đảm bảo mức tiêu thụ, chi phí, khả năng quản lý.

 Mở rộng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có tiểm năng.

 Mở rộng hoạt động marketing với các tổ chức, cá nhân tư vấn, sẵn sàng tham gia với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức quốc tế có uy tín.

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

 Tận dụng cơ hội của thị trường lao động để tuyển dụng nhân sự mới cho Tổng công ty, chú trọng đội ngũ kỹ thuật, công nghệ và cán bộ quản lý cao cấp.

 Hình thành quy hoạch nhân sự mới, thực hiện luân chuyển cán bộ phù hợp để phát huy tối đa tính sang tạo trong bối cảnh kinh doanh mới.

 Tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có theo hướng tái sắp xếp, bố trí nhân sự một cách hiệu quả nhất.

 Chú trọng thu hút các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt quan tâm lực lượng nhân sự quốc tế và Việt kiều trong điều kiện hội nhập.

 Xây dựng quy chế phân cấp quyền hạn và trách nhiệm quyết định nhân sự theo các tổ chức, cấp nhân sự

 Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu nhân sự bằng phần mềm quản trị nhân sự, đồng thời hoàn thiện chính sách đánh giá, khen thưởng, thuyên chuyển và đề bạt.

5. Giải pháp về công nghệ kỹ thuật

 Tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường để nâng cấp chất lượng sản phẩm, tắng sức cạnh tranh bền vững

 Quốc tế hóa thẩm định đối với các dự án đầu tư mới để đảm bảo đạt trình độ công nghệ kỹ thuật cao.

 Thực hiện tin học hóa hệ thống quản lý điều hành Tổng công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tuyển quặng Apatit loại II và loại IV để tận thu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón.

 Nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế công nghiệp hóa chất

6. Giải pháp về quản lý và điều hành

 Xây dựng và kiện toàn Ban kế hoạch kinh doanh và Ban Marketing & Thông tin đảm bảo việc cung cấp cho ban Lãnh đạo những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và những thông tin về môi trường kinh doanh.

 Thành lập Công ty đầu tư ra nước ngoài để trực tiếp thực hiện các dự án, chương trình đầu tư sản xuất và khai thác ở nước ngoài, trước hết là khai thác muối mỏ tại Lào.

 Hình thành hệ thống quản lý hỗn hợp, kết hợp sự quản lý tập trung cao, tạo sức mạnh cho Tổng công ty đồng thời thực hiện phân quyền cho các công ty thành viên để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

 Xây dựng đề án tái cấu trúc Tổng công ty (theo định hướng kế hoạch tái cấu trúc), kiện toàn Điều lệ Tổng công ty.

 Thực hiện quy chế phân công, phân cấp và nội quy nhất quán.

 Hình thành văn hóa doanh nghiệp mang đậm hình ảnh của Tổng công ty.  Phát triển hệ thống tư vấn ngoài Tổng công ty theo phương thức hợp đồng tư vấn thường xuyên và tư vấn vụ việc thông qua các công ty, tổ chức chuyên nghiệp.

 Phát triển các mối quan hệ hợp tác và liên kết trong sản xuất kinh doanh với các tập đoàn trong nước.

 Xác lập mối liên hệ thường xuyên với chính phủ để đề xuất và xử lý kịp thời các vấn đề quản lý phát sinh.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, ngành sản xuất phân bón của Tập đoàn chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu của Tổng công ty. Với sự phát triển của ngành sản xuất phân bón Tập đoàn đã góp phần tạo nguồn cung dồi dào, giá phân bón ổn định. Cho thị trường. Tổng công ty Hóa chất tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ đủ phân bón, ổn định giá bán, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tồn tại chung của ngành là chưa có được một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý các cơ sở sản xuất phân bón, cũng như giám sát cỏc kờnh phân phối phân bón trên thị trường, chi phí nguyên vật liệu đầu vào biến động liên tục khó kiếm soát. Trước những tồn tại này thì Tập đoàn càng phải nỗ lực khẳng định thương hiệu trên thị trường với biểu tượng âVINACHEM. Xác lập hệ thống phân phối tiếp cận gần hơn, trực tiếp hơn để đảm bảo mức tiêu thụ, chi phí, khả năng quản lý. Mở rộng nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Mở rộng hoạt động marketing với các tổ chức, cá nhân tư vấn, sẵn sàng tham gia với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức quốc tế có uy tín.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Lờ Huy Đức (2005), Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đến năm 2015, cú xột tới năm 2020.

3. Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

4. Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

6. Báo cáo ngành nguyên liệu cơ bản – Phân bón nông nghiệp 2008 (VDSC) 7. “ Phõn bún” , Thuykimsinh.com

8. “Cỏc ngành vào cuộc bình ổn thị trường phân bón Việt Nam”, Thông tấn xã Việt Nam.

9. “Thị trường phân bón: Diễn biến không có kịch bản”, Diễn đàn doanh nghiệp. 10. Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. 11. “Sản lượng phân bón sản xuất trong nước 2000 – 2009”, Tổng cục thống kê. 12. “Xuất nhập khẩu phân bón 2008 – 2009”, Tổng cục Hải quan

13. “Tổng cầu phân bón thế giới 2006 – 2010”, Hiệp hội phân bón thế giới. 14. “Đầu tư cho các công nghiệp giai đoạn 2006 - 2015”,Cỏc quy hoạch cỏc vựng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2015.

15. Vinachem.com.vn

16.“Nguồn nhân lực Việt Nam trong năm 2010 và những năm sau”, PGS.TS Đức Vượng.

STT G1000BXH Doanh nghiệp Tỉnh thành

1 95 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT DẦU KHÍ TP.HCM

2 123 CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀ ANH HÀ NỘI

3 187 CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HOÁ CHẤT LÂM THAO PHÚ THỌ

4 202 CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN LONG AN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 210 CÔNG TY PHÂN BÓN MIỀN NAM TP.HCM

6 244 CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAM TP.HCM

7 245 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆPCẦN THƠ CẦN THƠ

8 286 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG AN GIANG

9 300 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN HÀ NỘI

10 331 CÔNG TY PHÂN BÓN VIỆT NHẬT ĐỒNG NAI

11 338 TỔNG CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN NGHỆ AN

12 350 CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM ĐỒNG NAI

13 355 CÔNG TY TNHH SYNGENTA VIỆT NAM ĐỒNG NAI

14 459 CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THIÊN THÀNH LỘC N.A

15 545 CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN HÀ NỘI

16 559 CÔNG TY TNHH NGUYỄN PHAN TP.HCM

17 593 CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT HÀ BẮC BẮC GIANG

18 650 CÔNG TY TNHH HOA PHONG LÀO CAI

19 667 CÔNG TY TNHH BACONCO BR – VT

20 916 CÔNG TY TNHH VIỆT HOÁ NÔNG TP.HCM

21 958 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DV LÊ VĂNG TP.HCM

22 970 CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BÓNHOÁ SINH TP.HCM

PHỤ LỤC 1:

TOP 22 DOANH NGHIỆP SXKD PHÂN BÓN & VẬT TƯ NễNG NGHIỆP HANG ĐẦU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 60 - 65)