Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 39 - 41)

II. Khái quát toàn ngành sản xuất phân bón Việt Nam 1 Thị trường tiêu thụ

3. Nguồn nhân lực

3.1. Nguồn nhân lực hiện có

- Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục phát triển. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi cho thấy một vấn đề rất quan trọng để giải quyết khủng hoảng là vấn đề con người quản lý kinh tế, tài chính, những chuyên gia giỏi có khả năng ngăn ngừa khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định tài chính, cho nên tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai là nhiệm vụ phải được đặt lên hàng đầu.

- Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.

- Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội.

- Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào. Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề

đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông.

- Việt Nam hiện có 150 trường đại học và 226 trường cao đẳng, khoảng gần 1 triệu đơn vị đào tạo nghề, gần 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ với gần 53 nghìn cán bộ khoa học và công nghệ, là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng đào tạo nghề có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

- Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực thế giới.

- Đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc hóa dầu, điện hạt nhân.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đũa tạo. Củng cố và đầu tư phát triển các trường kỹ thuật, trường dạy nghề cửa các tỉnh trong Vùng.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn.

3.3. Lực lượng lao động tới năm 2020

Theo bản dự thảo “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020” đưa ra mục tiêu chiến lược mức tăng dân số duy trì ở 1,1%; lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 30% tổng số lao động và căn cứ theo mức độ tăng trưởng giai đoạn 2009-2010, lực lượng lao động đến năm 2020 được dự đoán như sau:

Bảng 2.1: Lực lượng lao động ước tính đến năm 2020

Đơn vị: Triệu người

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2018 2020

Tổng dân số 86,0 87,0 87,9 88,9 89,9 90,9 91,9 92,9 94,9 97,9 Tổng lao động xã hội 47,7 48,9 50,2 51,4 52,7 54,0 55,4 56,8 59,6 62,6 LĐ nông nghiệp 24,9 14,7 15,0 15,4 15,8 16,2 16,6 17,0 17,9 18,8 LĐ công nghiệp &

dịch vụ

22,8 34,3 35,1 36,0 36,9 37,8 38,8 39,7 41,7 43,9 36

Như vậy, nếu các mục tiêu chiến lược về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam được thực hiện theo đúng như “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020” đề ra thì nguồn nhân lực của Việt Nam đối với ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất phân bón nói riêng trong những năm tới rất khả quan.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phân bón của tập đoàn hóa chất Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w