Thời gian đào tạo

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 55 - 56)

I. Chương trình giáo dục

3. Thời gian đào tạo

55,6% số sinh viên tham gia khảo sát nhận định rằng thời gian đào tạo đại học 4 năm là phù hợp. Đây cũng là khoảng thời gian đào tạo thực tế của hầu hết các trường đại học trên cả nước. Đáng chú ý là 36,4% mong muốn thời gian đào tạo rút ngắn xuống còn 2 hoặc 3 năm. Trong điều kiện hoàn cảnh thời nay với nhiều thay đổi nhanh chóng, khó lường, thời gian đào tạo kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

53 các kiến thức bị lỗi thời, làm giảm hiệu quả đào tạo. Với việc rút ngắn thời gian đào tạo, các kiến thức trang bị cho sinh viên trong trường đại học vẫn còn giá trị sử dụng “nóng hổi” trong thực tế khi ra trường. Hơn nữa, nếu giảm thời gian đào tạo như vậy, sinh viên có thể tận dụng 1-2 năm còn lại làm việc trong các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế thay vì tham gia các buổi thực tập hiệu quả thấp trong chương trình học ở trường. Như vậy, chi phí đào tạo giảm trong khi chất lượng đào tạo tăng lên. Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đang áp dụng chế độ học tín chỉ, giúp các trường linh động hơn trong việc xây dựng chương trình học phù hợp với thay đổi trong hoàn cảnh thực tế, và giúp sinh viên chủ động hơn trong việc lựa chọn môn học và thời gian học. Tuy nhiên, dù thời gian học có được rút ngắn nhưng thái độ học tập của sinh viên chưa phù hợp (tính tự giác, chủ động chưa cao) nên chất lượng đào tạo vẫn chưa được cải thiện.

Những bất cập trên đòi hỏi sự chung tay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và các tổ chức tuyển dụng nhằm cải cách chương trình giáo dục đại học theo hướng cập nhật và phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam cũng như thế giới. Qua khảo sát, 93,8% nhà tuyển dụng được hỏi cho rằng việc cải cách chương trình giáo dục đại học hiện nay là cần thiết, trong đó 75% cho rằng rất cấp thiết.

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 55 - 56)