Tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 50 - 52)

I. Chương trình giáo dục

b. Tính thực tiễn

Tính thực tiễn của chương trình giáo dục bậc đại học thể hiện thông qua mức độ áp dụng lý thuyết và kỹ năng được học trong trường của sinh viên mới tốt nghiệp vào thực tế, và đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.

Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới, thị trường lao động luôn đòi hỏi nguồn tri thức lành nghề, chất lượng cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học tốt. Để đáp ứng được yêu cầu đó, yếu tố thực hành trong quá trình đào tạo phải được đặt lên hàng đầu. Đã qua rồi thời đào tạo kiểu “đọc chép”, sinh viên ngày nay cũng ý thức rõ rằng chỉ ra trường với khối kiến thức lý thuyết “chết”, xa rời thực tiễn thì sớm muộn cũng bị đào thải trong môi trường làm việc cạnh tranh. Tuy nhiên, nguyện vọng của sinh viên về một chương trình giáo dục mang tính thực tiễn cao gần như chưa được đáp ứng.

Xấp xỉ 100% sinh viên tham gia khảo sát phản ánh thực trạng có nhiều môn học xa rời thực tiễn, thời lượng dành cho các môn lý thuyết quá nhiều trong khi thực hành rất ít. Theo kết quả khảo sát, số lần sinh viên đi thực tế rất ít. 76% sinh viên được hỏi trả lời rằng họ chỉ được đi thực tế 1 đến 2 lần trong suốt quá trình học. 46% cho rằng mức độ áp dụng lý thuyết vào các buổi thực hành còn thấp, khoảng 30-50%. Đặc biệt, 42% đánh giá mức độ này rất thấp, chỉ khoảng 10- 30%. Và chỉ 12% đánh giá mức độ đó trên 50% (sinh viên năm thứ ba và năm cuối tham gia khảo sát chiếm khoảng 80%). Do vậy, nhìn chung các buổi thực hành còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, mang nặng tính hình thức, chống đối nên hiệu quả chưa cao. Sinh viên khối ngành kỹ thuật hầu như chưa được tiếp cận một cách hình ảnh và thực tế với các công nghệ tiên tiến.

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

48 Việc cập nhật và đưa vào giảng dạy các công nghệ mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu lý thuyết, sinh viên không có điều kiện thực hành nên khi ra trường còn nhiều bỡ ngỡ. Qua khảo sát và phỏng vấn 153 cựu sinh viên, chỉ 33,3% cho rằng những lần đi thực tế theo chương trình của trường hữu ích cho công việc hiện tại của họ.

Một thiếu sót nữa trong chương trình giáo dục đại học là tình trạng thiếu các chương trình hướng nghiệp và giảng dạy các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, sắp xếp, quản lý công việc khoa học, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…) một cách bài bản và hệ thống cho sinh viên. Trong khi đó, mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một trong những hành trang quan trọng hàng đầu khi sinh viên bước chân vào môi trường làm việc mới. Trong bối cảnh đa số sinh viên còn chọn trường theo cảm tính và chương trình giáo dục nặng về lý thuyết với những khái niệm mơ hồ thì công tác hướng nghiệp cho sinh viên càng cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết để sinh viên hiểu rõ mình muốn làm gì, sẽ làm gì, và cần học những gì. 100% cựu sinh viên được hỏi với kinh nghiệm làm việc của mình đều cho rằng rằng rất cần thiết phải hướng nghiệp và giảng dạy các kỹ năng mềm cho sinh viên.

Tóm lại, giáo dục đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong đa số các ngành nghề, khiến cho chi phí đào tạo vô hình chung nhân lên gấp đôi vì sinh viên ra trường phải được đào tạo lại từ đầu mới có thể làm được việc được. 3/5 số sinh viên mới ra trường phải tham gia các khóa đào tạo của cơ quan hoặc công ty kéo dài từ 2 đến 4 tháng. 66,7% cựu sinh viên được hỏi, đánh giá chương trình giáo dục đại học chỉ trang bị cho họ 30-50% những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại. Mức độ này chỉ ở vào khoảng 10-30%

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

49 đối với 33,3% còn lại. 100% sinh viên ra trường phải tự bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu bằng cách tự nghiên cứu hoặc học hỏi đồng nghiệp. Chi phí và thời gian đầu tư cho giáo dục đại học của Nhà nước, nhà trường, và sinh viên tuy nhiều nhưng hiệu quả thấp. “Nói chung, đào tạo đại học trì trệ, ko thực tế, làm cho sinh viên ra trường có giỏi thì giỏi lý thuyết, kiểu như IQ thì ok mà EQ thì kém”, là nhận xét của một nhà tuyển dụng trong ngành tài chính ngân hàng. Đại học trong con mắt của sinh viên và các nhà tuyển dụng chỉ được coi như nơi cung cấp các kiến thức nền tảng, chung chung, chứ chưa thực sự chuyên sâu, bám sát thực tế. Bởi thế mà 100% cựu sinh viên được hỏi đề xuất chương trình giáo dục đại học cần sát với thực tế, chú trọng thực hành nhiều hơn, “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần được giải thích qua kết quả khảo sát 103 nhà tuyển dụng của chúng tôi. Theo đó, 75% nhà tuyển dụng không liên kết với các trường đại học để xây dựng chương trình giáo dục đại học. 87,5% không được mời tham gia góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng chương trình giáo dục đại học. Sự thiếu liên kết trầm trọng giữa nhà tuyển dụng – những người hiểu rõ nhất yêu cầu công việc và yêu cầu về nguồn trí thức chất lượng cao với các nhà quản lý và xây dựng chương trình giáo dục đại học có lẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch lớn giữa yêu cầu thực tế và nội dung đào tạo.

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 50 - 52)