Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xu

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 61 - 64)

IV. Chất lượng học tập của sinh viên Việt Nam

1. Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xu

hướng của thị trường

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên là việc chọn trường đại học. Đa số học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có một định hình rõ ràng về các trường đại học, nhất là học sinh ở các tỉnh (thành) xa khu vực trung tâm. Hầu hết các trường phổ thông cũng không tổ chức

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

59 các buổi hướng nghiệp cho học sinh, do đó các em hầu như chỉ được biết đến tên trường, ngành nghề thông qua cuốn “Hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành trước mỗi kì thi đại học, cao đẳng. Nhiều em tra trong sách thấy tên hay thì chọn mà không biết rõ bản thân có phù hợp với ngành nghề đó hay không.

Kết quả cuộc khảo sát 207 sinh viên do nhóm chúng tôi thực hiện tại 28 trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho thấy có tới trên 70% sinh viên chọn trường là do sở thích cá nhân hoặc do gia đình, bạn bè, tác động mà chưa thực sự biết ngành nghề đó đào tạo như thế nào và sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì.

Tình trạng này đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo bậc đại học. Nhiều bạn, khi vào trường, học một thời gian mới nhận ra, mình không đủ khả năng để tiếp thu lượng kiến thức ngành nghề yêu cầu. Từ đó, các bạn cảm thấy chán nản, không tập trung học nhưng không thể bỏ vì sợ mất thời gian. Một số khác khi được hỏi cho biết: Tùy theo xu thế thị trường, họ chọn ngành nào đang nổi với nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Ví dụ ngành công nghệ thông tin, trong vài năm gần đây, rất phát triển ở Việt nam. Nhiều bạn sinh viên vì thế đã chọn các trường đại học Bách Khoa, đại học Công nghệ làm mục tiêu phấn đấu, trong khi không biết bản thân liệu có khả năng tiếp thu khối kiến thức yêu cầu trong ngành hay liệu mình có phát huy được sở trường trong công việc sau này.

Một số bạn sinh viên khi được phỏng vấn đã thẳng thắn chia sẻ: khi chọn thi vào trường thì đầy hứng thú nhưng vào học rồi mới thấy khối lượng kiến thức quá nặng mà khả năng tiếp thu của họ có hạn, dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng.

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

60 Đồng thời, họ cũng không được trang bị nhiều kĩ năng cần thiết cho công việc sau này.

Một số sinh viên khác chọn trường theo như quyết định của cha mẹ. Các bậc phụ huynh sẽ định hướng cho con mình thi vào ngành có khả năng xin việc lớn nhất. Còn các bạn học sinh vì chưa có tính tự lập cao, hơn nữa chưa có định hướng rõ ràng cho công việc của mình sau này nên việc nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ là một hệ quả tất yếu.

Kết quả của những cuộc phỏng vấn sinh viên cũng cho thấy một số bạn chọn trường là do sở thích cá nhân. Đây là một tín hiệu tốt vì ít nhất các bạn đã ý thức được những mong muốn của bản thân và cũng tìm hiểu ít nhiều về ngành nghề mình chọn. Tuy nhiên, việc chọn trường theo xu hướng này cũng không mang lại hiệu quả đáng kể. Trên thực tế, những kì vọng, mong muốn về ngành đào tạo của sinh viên thường chưa được các trường đáp ứng dẫn đến cảm giác thất vọng, không muốn học. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Có hai khả năng xảy ra khi sinh viên thấy chán học. Một là họ sẽ miễn cưỡng tiếp tục theo học. Hai là họ sẽ thi lại vào trường đại học khác mà họ thấy đáp ứng được những nguyện vọng của họ. Tình trạng này khá phổ biến ở Việt nam. Qua phỏng vấn, nhiều bạn sinh viên tâm sự sau 2, 3 năm học khối ngành kĩ thuật ở các trường Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Công nghệ đã chuyển sang thi vào các trường kinh tế. Tình trạng này làm đau đầu các cấp lãnh đạo khi sự luân chuyển sinh viên sẽ gây xáo trộn hệ thống giáo dục của trường. Đồng thời, chính sinh viên cũng rất mất thời gian cho việc học đại học.

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

61 Ngoài ra, xu hướng chọn trường theo trào lưu cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều bạn khi được hỏi có chia sẻ rằng họ chọn trường theo bạn bè chứ cũng không định hướng gì và nếu được chọn lại, họ sẽ chọn trường mình thích.

Một vấn đề khác cũng nảy sinh khi học sinh không đỗ nguyện vọng 1 phải chuyển sang học nguyện vọng 2. Do tâm lý ngại thi sang các trường khác, sinh viên cố gắng học cho xong để lấy tấm bằng sau này đi xin việc.

Nhìn chung, theo như kết quả phỏng vấn và khảo sát của chúng tôi, học sinh THPT hầu như chưa có định hướng rõ ràng trong việc chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình. Việc chọn trường còn theo cảm tính, theo xu thế thị trường hoặc do phụ huynh quyết định. Vấn đề này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)