Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 71 - 72)

I. Vấn đề phân bổ nguồn lực trong thị trường lao động

2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn và tăng nhanh (bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,16 triệu người), tạo mức cung dồi dào về nguồn lao động. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, công bố ngày 31/12/2009, Việt Nam đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”, với khoảng 66% dân số trong độ tuổi lao động, cao gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của nước ta.

Cùng với sự đổi mới của đất nước, trong hơn một thập kỷ qua cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có những biến đổi quan trọng. Tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng lên rõ rệt trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần theo từng năm. Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế trong vài năm gần đây (số liệu của Tổng cục thống kê)

1995 2000 2005 2008

Nông nghiệp 71.2 65.09 57.1 52.62

CN& xây dựng 11.4 13.11 18.2 20.83

Dịch vụ 17.4 21.8 24.7 26.55

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành là một xu thế tất yếu của nền kinh tế. Song sự phân bổ nguồn lực lao động trong nội bộ ngành còn chưa đồng đều và bất hợp lý. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong lao động xã hội nhưng đại đa số lao động tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt, đặc biệt là khu vực sản xuất lương thực thực phẩm.

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên.

69 Tương tự, lao động trong ngành công ngiệp lại tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến. Sự mất cân bằng này ảnh hưởng không lớn đến việc phát triển một nền công nghiệp đa dạng và bền vững.

Một phần của tài liệu Tuận văn Tâm lí giáo dục (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)