6.1. GIÁM SÁT CÁC CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG.
Hoạt động truyền thông
- Mục đích hoạt động truyền thông:
Giới thiệu về hình ảnh PYS Travel là một công ty trẻ năng động được thành lập bởi những người trẻ, đam mê du lịch. Những thành viên tổ chức của PYS đều là những người có kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động xã hội, tổ chức tour cho giới trẻ vì thế PYS Travel rất hiểu những điều các bạn trẻ muốn có được trong mỗi chuyến đi. Nhờ những điều đó, PYS Travel có thể cung cấp cho các bạn trẻ những chuyến đi du lịch với chi phí thấp nhất với chất lượng tốt nhất có thể. Và một điều lớn hơn nữa đó là sau mỗi chuyến du lịch các bạn trẻ có thể biết đến nhau và trở thành những người bạn thân thiết.
Bên cạnh đó, PYS là một công ty du lịch có thể tổ chức tốt cho bạn những tour du lịch trong nước như là đi Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng, Hội An….và các tour đi nước ngoài như đi đến Malaysia, Singapore, Hồng Kong…
Đặc biệt, trong hoạt động truyền thông này thì PYS Travel hướng tới các hoạt động du lịch trong mùa hè 2012 cho giới trẻ yêu thích khám phá các vùng đất mới lạ, những tập quán sinh hoạt, nhưng nền văn hóa của các vùng miền, quốc gia trong khu vực Asian.
Đánh giá hiệu quả của các phương tiện truyền thông:
- Số lượng khách hàng biết đến sản phẩm gói tour du lịch hè 2012 cho giới trẻ của PYS. Chỉ tiêu này có thể biết được bằng cách điều tra sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của khách hàng về thông tin biết được sản phẩm của công ty thông qua hình thức nào. Phiếu thăm dò có thể là được đặt ở văn phòng khi khách hàng đến công ty, có thể thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm vào giới trẻ (tuy nhiên chi phí dành cho việc này hơi cao), hoặc có thể thông qua mạng internet trên một số trang báo mà giới trẻ hay vào như là 24h.com.vn, dantri.com.vn hoặc là vnexpress.net .
viên (vì công ty có giá cả rẻ hơn so với các đối thủ khác) hoặc là giới trẻ làm văn phòng tận dụng những ngày nghỉ để đi du lịch cùng với bạn bè và người thân.
Từ phiếu thăm dò ý kiến khách hàng này ta có thể tính toán và ước lượng xem có được bao nhiêu người biết đến sản phẩm của công ty thông qua hình thức truyền thông và từ đó có thể tính được tỷ lệ số người biết sản phẩm trên tổng số khách hàng được điều tra.
Ngoài ra, từ các phiếu điều tra này thì ta có thể biết được tỷ lệ khách hàng nhận biết được sản phẩm thông qua hoạt động nào của công ty như là truyền thông trên truyền hình, báo chí, các băng rôn, biển quảng cáo, tại một sự kiện nào đó hay là do người thân giới thiệu….từ đó ta có thể đánh giá được chính xác hoạt động truyền thông nào mang lại hiệu quả tốt nhất cho chương trình quảng bá gói sản phẩm tour du lịch hè 2012 cho giới trẻ và căn cứ vào chi phí thực hiện nó để cân nhắc và phát triển thêm hình thức quảng bá truyền thông đó để càng ngày càng có nhiều giới trẻ biết đến sản phẩm của công ty và tham gia vào hoạt động đó.
Hầu hết, các khách hàng trước đó của PYS đều cảm thấy hài lòng với các tour du lịch đã có về chất lượng phục vụ cũng như giá cả của dịch vụ đó. Đây cũng chính là một kênh truyền thông cần phải phát triển thêm của PYS vì người Việt Nam thường có tâm lý số đông và tin tưởng vào những lời nói, lời giới thiệu của người thân.
6.2. ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH SỐ BÁN, CHI PHÍ MARKETING VÀ DOANH THU THỰC HIỆN. DOANH THU THỰC HIỆN.
Ước tính doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thực hiện Tour du lịch dành cho giới trẻ hè 2012
Dự kiến doanh số: 5.327 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế là: 1.705 triệu đồng.
Ước tính chi phí:
Chi phí: báo gồm các loại chi phí như là chi phí dành cho nghiên cứu thị trường, chi phí cho hoạt động truyền thông, chi phí cho quản lý hoạt động truyền thông..
Chi phí cho hoạt động truyền thông: bao gồm chi phí cho quảng cáo, in ấn cathaloge, băng rôn, thư giới thiệu sản phẩm. Khoản này chiếm lớn nhất trong chi phí
marketing. Ước tính chi phí bỏ ra trên doanh số là khoảng 15% trong tháng đầu tiên thực hiện chương trình và giảm dần xuống dưới 10 % trong các tháng tiếp theo.
Chi phí cho hoạt động quảng cáo chiếm tỷ lệ lớn nhất là khoảng 9% và giảm dần xuống còn khoảng 6%, còn lại là các chi phí khác.
Chi phí cho hoạt động phân phối, bán hàng:
Chi phí thuê văn phòng và lắp đặt trang thiết bị: Thuê văn phòng: 20 triệu đồng/ tháng
Chi phí in ấn dành cho việc thực hiện chiến lược Marketing : 15 triệu đồng Chi phí dành cho đại lý: 50 triệu đồng
Chi phí dành cho quảng cáo: 120 triệu đồng.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên ban đầu: 20 triệu đồng Chi phí trả lương sẽ tính vào chi phí doanh nghiệp
Dự kiến tổng chi phí này sẽ chiếm 60% - 70% trên tổng doanh số bán hàng
Bảng 6.1. Báo cáo lời lỗ cho năm 2012 (ước tính)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh số bán hàng 5327
Chi phí hàng bán 2734
Chi phí quảng cáo 120
Chi phí đại lý 50
Chi phí in ấn tài liệu cho Marketing 15
Chi phí sau bán hàng 30
Chi phí quản lý 673
Lợi nhuận sau thuế 1705
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế và doanh số (%) 32
Tỷ lệ chi phí quảng cáo và doanh số (%) 2.3
6.3. THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING
Hoạt động theo dõi quá trình thực hiện là việc rà soát, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Marketing qua mỗi giai đoạn, từ đó phát hiện ra các điểm vướng mắc nếu có để xử lý kịp thời. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá thực tế sẽ biết được kế
Thiết lập kênh thông tin về tình hình bán hàng, thu thập ý kiến của khách hàng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ xuyên suốt trong Công ty nhằm thu nhận được thông tin thị trường một cách nhanh chóng nhất và có các chiến lược đối phó kịp thời.
Kết quả bán hàng sẽ được nhân viên bán hàng cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, nhân viên bán hàng sẽ theo dõi biến động doanh bán và có phản hồi.
Bộ phận marketing sẽ thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các lực lượng cạnh tranh, phản ứng của các đối thủ cùng ngành đối với dòng sản phẩm tour du lịch dành cho giới trẻ của Công ty.
Đối với kế hoạch Marketing tour du lịch hè 2012 dành cho giới trẻ của PYS travel đã trình bày ở trên, việc kiểm tra đánh giá kế hoạch Marketing trong năm 2012 được thực hiện như sau:
Về thời gian thực hiện:
+ Thực hiện kiểm tra ngay sau khi kết thúc một chương trình Marketing xúc tiến hỗn hợp cụ thể tiến hành trong giai đoạn chính của chương trình
+ Thực hiện việc kiểm tra tổng thể kế hoạch theo định kì hàng tuần, hàng tháng và báo cáo lên ban giám đốc.
Về đối tượng thực hiện:
+ Các phòng ban chịu trách nhiệm đối với nội dung thuộc chức trách quản lý. + Phòng Marketing và trưởng bộ phận phụ trách chịu trách nhiệm đánh giá các chương trình Marketing do phòng thực hiện.
+ Ban giám đốc công ty theo dõi và kiểm tra tổng thể mọi hoạt động. Về nội dung kiểm tra đánh giá:
+ Rà soát lại tiến độ thực hiện các chương trình, xác định xem chương trình Marketing đang thực hiện có đúng mục tiêu không, đã làm những việc gì và việc gì chưa làm được. Từ đó đưa ra những kế hoạch để hoàn thiện những việc chưa làm được của một kế hoạch Marketing.
+ Xem xét phản ứng của khách hàng đối với chương trình và đánh giá hiệu quả. Hiệu quả này thì có thể căn cứ dựa trên các phiếu điều tra đã nêu ở trên.
+ Đánh giá xem lượng khách sử dụng tour sau mỗi tuần và mỗi tháng và so sánh với cùng kì năm trước và các đối thủ cạnh tranh. Việc so sánh thực hiện này sẽ giúp cho công ty nhìn nhận ra được hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược
Marketing hoặc là xem xét xem những phương án thay đổi đã được thực hiện có hiệu quả hơn hay không….
+ Phòng hành chính nhân sự tiến hành đánh giá việc thực hiện của các nhân viên trong việc đảm bảo hình ảnh của công ty. Tất cả các yếu tố như thái độ phục vụ, tinh thần làm việc, ý thức nghiêm túc trong công việc phải được theo dõi hàng ngày, đánh giá theo tour đối với hướng dẫn viên và cuối mỗi tháng thì tổng hợp, theo dõi sự tiến bộ của mỗi cá nhân và có thưởng phạt hợp lý.
Xem xét các phàn nàn của khách về sản phẩm, dịch vụ, nhân viên… (nếu có). Làm rõ các nội dung như khách thường xuyên phàn nàn về điều gì? Đã chấn chỉnh được chưa? Nếu chưa thì có biện pháp như thế nào?...Từ đó, tháo gỡ dần những khó khăn và lấy đó làm kinh nghiệm thực hiện các hoạt động du lịch khác của công ty nhằm đem đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ hoàn hảo hơn đồng thời từ đó có thể định vị được thương hiệu PYS trong lòng khách hàng của công ty.
Ngoài ra, việc tiến hành đánh giá này giúp chúng ta có thể thấy được chương trình đang thực hiện có vướng mắc gì không? Có diễn biến nào của thị trường tác động tới việc thực hiện kế hoạch theo dự kiến không (theo dõi đánh giá cả các yếu tố vi mô, vĩ mô như diến biến của nền kinh tế, biến động tỉ giá ngoại tệ, thay đổi của thu nhập hoặc sự thay đổi nhân sự trong công ty, …) và từ kết quả đó có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế đang diễn ra.
Thực hiện báo cáo doanh số, doanh thu cuối kì cho ban giám đốc, so sánh với doanh thu đã dự kiến. Doanh thu tăng hay giảm so với dự kiến, nguyên nhân tại sao?
Báo cáo chi phí đã chi cho các chương trình Marketing, tăng hay giảm so với dự kiến, tại sao?
Với những kết quả đánh giá đó thì có thể đưa ra kết luận chương trình nào là phù hợp, chương trình nào chưa thích hợp, chương trình nào có phản hồi tốt? Và đưa ra kết quả là tiếp tục thực hiện, đầu tư kéo dài chương trình hay tạm dừng, chuyển phương án khác để đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
PHẦN 7