Biên soạn các bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.Biên soạn các bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo

trong sách giáo khoa Ngữ văn theo định hƣớng thực hành

Mục đích của việc dạy kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ là giúp HS hiểu đƣợc ngƣời khác và làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc những ý tƣởng của mình bằng tiếng Việt.

Xuất phát từ mục đích này, bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn sẽ đƣợc biên soạn theo hƣớng đổi mới nhằm tạo điều kiện tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, nhất là các hoạt động thực hành giao tiếp, luyện tập giao tiếp. Bài học trong SGK không trình bày kiến thức nhƣ những kết quả có sẵn mà các nội dung dạy học chủ yếu đƣợc xây dựng thành hệ thống các hoạt động giao tiếp có kiểm soát, các hoạt động giao tiếp có hƣớng dẫn, các hoạt động giao tiếp tự do theo trình tự tăng tiến dần với hệ thống các câu hỏi và bài tập. GV hƣớng dẫn HS thực hiện các hoạt động giao tiếp khẩu ngữ, nhằm chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

Bài học trong sách giáo khoa nên phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học và giáo dục ngôn ngữ, ý tƣởng mới, kiến thức mới và việc sử dụng các phƣơng pháp mới để HS chấp nhận những quan niệm, sự hình thành các giá trị phù hợp với tinh thần của thời đại.

Bài học trong sách giáo khoa nên xây dựng theo hƣớng đối thoại, "đối thoại" vƣợt ra ngoài ranh giới của ngôn ngữ, bao gồm cả giữa con ngƣời, tất cả mọi thứ trong thế giới của sự bình đẳng và tự do đƣợc đặc trƣng bởi sự cởi mở

và giao tiếp lẫn nhau. Phát triển ở ngƣời học cả về thẩm mĩ và tinh thần, phù hợp với sự hình thành và phát triển khả năng giao tiếp khẩu ngữ, để giúp phát triển tinh thần sáng tạo của HS và khả năng thực tế để góp phần vào việc hình thành nhân cách tốt và nhân cách lành mạnh.

Phong cách bài học nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa về cơ cấu và trình bày không chỉ là một vấn đề thiết kế kỹ thuật, mà là tập trung phản ánh ý tƣởng. Nhấn mạnh vào "các hoạt động trải nghiệm đƣợc thiết kế để tập trung vào học tập và giúp HS học sáng tạo" bởi trong sách giáo khoa môn Ngữ văn hiện hành vấn đề này chƣa đƣợc chú ý.

Sau khi nghiên cứu lí thuyết và thực tế, xuất phát từ tình hình thực tế nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, chúng tôi đề xuất nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nhƣ sau:

Bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 THPT:

I. Nghe hiểu II. Trần thuật

Các hoạt động giao tiếp khẩu ngữ có kiểm soát của đƣợc kết cấu chặt chẽ, có hệ thống, thu hút sự tham gia của HS ở trình độ thấp và trong những lớp học đông HS, đặc biệt là những học sinh lớp 10. Nội dung bài học đề cập tới nghe hiểu và điền thông tin vào bảng về một chủ đề mô tả, kể lại những gì mình đã chứng kiến….

Bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 THPT:

III. Phát ngôn

Các hoạt động động giao tiếp khẩu ngữ có hƣớng dẫn tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với HS ở giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là những HS lớp 11. Nội dung bài học đề cập tới trình bày hội thoại, trao đổi thông tin. HS viết một hội thoại hay một bài văn trần thuật sau đó diễn lại hay kể lại cho cả lớp nghe.

Bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 THPT:

V. Thảo luận

VI. Phỏng vấn VII. Biện luận

Mỗi bài học nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn cần đƣợc thiết kế tập trung vào các hoạt động giao tiếp cụ thể, thiết lập ít hơn về kiến thức lý thuyết, cung cấp cho HS cơ hội thực sự để rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)