8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Nguyên nhân của việc chƣa chú trọng dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn
vai trò rất quan trọng.
1.4.2. Nguyên nhân của việc chƣa chú trọng dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ngữ trong môn Ngữ văn
Thứ nhất là do sự tồn tại của phƣơng thức dạy học Ngữ văn truyền thống.
GV vẫn thƣờng xuyên sử dụng những phƣơng thức dạy học Ngữ văn truyền thống trong các giờ học trên lớp. Việc dạy học tiếng Việt còn nhiều bất cập,
GV môn Ngữ văn hiện nay. Phƣơng pháp giảng dạy của một số GV theo diễn
giảng truyền thống, chỉ đáp ứng về mặt hình thức hỏi - đáp, chƣa khơi gợi cho
HS sự tìm tòi, tự tìm hiểu nên trong giờ học, HS tham gia rất hạn chế hay phần lớn là HS làm theo các ví dụ soạn sẵn trong sách, không tích cực tham gia phát
biểu xây dựng bài, bày tỏ quan điểm của mình, nên GV không thể nhận xét
hoặc điều chỉnh khả năng diễn đạt cho HS.
Thứ hai là mục tiêu dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình môn
Ngữ văn chƣa rõ ràng. Chƣơng trình môn Ngữ văn còn nặng nề về thi cử, cách thức kiểm tra cứng nhắc, chƣa hợp lí, thiên về tái hiện kiến thức, làm mất đi sự
sáng tạo của HS và trói buộc GV trong giảng dạy. Ngoài ra, chƣơng trình Ngữ văn còn bộc lộ những hạn chế khác nhƣ: nặng về thời lƣợng, hình thức kiểm tra đánh giá chƣa phù hợp do vậy nhiều GV không quan tâm đến việc dạy kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS.
Có ý kiến cho rằng sự thiên lệch về kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ của HS đầu vào một phần là do hình thức, cơ cấu và nội dung bài thi tuyển sinh. Những ngƣời ủng hộ ý kiến này cho rằng, hình thức bài thi tuyển sinh môn Ngữ văn nhƣ hiện nay chỉ đánh giá đƣợc phần nào năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ viết của thí sinh chứ hoàn toàn không đánh giá đƣợc năng lực giao tiếp bằng ngôn
ngữ nói của họ. Đây là một trong những hệ quả của những ràng buộc ở tầm vĩ mô.
Thứ ba là GV chƣa nhận thức đúng với việc hình thành năng lực biểu đạt
khẩu ngữ cho HS. Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV môn Ngữ văn không đồng đều. Khả năng nghe, nói, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của GV cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Có một số GV cho rằng, khi giảng dạy Ngữ văn không cần phải tiến hành bài tập riêng rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ. Vì HS đọc bài khóa, trả lời câu hỏi, bài tập làm văn đó chính là rèn
đƣợc chính xác một thuộc tính khác của giao tiếp khẩu ngữ, đó là tính tƣơng tác của quá trình, luyện tập khẩu ngữ tuy là một hình thức của giao tiếp khẩu ngữ, nhƣng đó chỉ là biểu đạt ở cấp độ thấp, không thể thay thế toàn bộ nội dung giao tiếp khẩu ngữ. Vì vậy khẩu ngữ mà chúng ta nói đến là nhấn mạnh tính
giao tiếp. GV còn hạn chế kiến thức, chƣa nhận thức đúng đƣợc tầm quan trọng
của rèn luyện khả năng giao tiếp khẩu ngữ sẽ không đủ khả năng truyền thụ kiến thức đến HS, tất nhiên sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu ngôn ngữ và tƣ
duy sáng tạo của HS.
Thứ tƣ là thiếu kiến thức lí luận phƣơng pháp, tài liệu dạy học giao tiếp
khẩu ngữ. Thiếu tài liệu tham khảo là hạn chế lớn của chƣơng trình Ngữ văn,
nhất là tình trạng nhiều tác phẩm đƣợc trích và giảng dạy trong trƣờng học hiện nay không có để GV và học sinh tham khảo một cách đầy đủ nên họ không thể
cảm nhận hết chiều sâu của tác phẩm văn học đó.
Thứ năm là HS còn coi nhẹ các giờ học nghe nói: sĩ số HS trên mỗi lớp đông, không phù hợp với việc tổ chức các hoạt động lôi cuốn và hiệu quả trong giờ học. HS ít có hứng thú với các bài học về giao tiếp khẩu ngữ.
Tiểu kết chƣơng 1
Một số vấn đề lí luận về dạy học giao tiếp khẩu ngữ nêu trên hi vọng có thể đem lại sự đổi mới cho phƣơng pháp dạy học Ngữ văn theo hƣớng phát huy
tính chủ động, tích cực của HS. Trong giờ học, HS có cơ hội rèn luyện khả năng làm việc nhóm, rèn luyện ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ của bản thân. Tất cả HS đều có cơ hội nêu ra ý kiến, quan điểm của mình. Phát huy tính
sáng tạo của HS, giảm bớt áp lực về tâm lý cho HS. Nâng cao năng lực biểu đạt khẩu ngữ cho HS, từ đó dần dần nâng cao năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho HS.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIAO TIẾP KHẨU NGỮ TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN
Nếu nhƣ chƣơng 1 đã trình bày một số cơ sở lí luận của luận văn thì chƣơng 2 sẽ đề cập đến thực trạng dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên từ nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình, sách giáo khoa, giáo án đến thực tế dạy học môn Ngữ văn.