Thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 116)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học

ngữ trong dạy học Ngữ văn

Kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn là một phần không thể thiếu. Chú ý đến các HS có ý thức tham gia vào hoạt động rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ và việc kiểm tra, đánh giá thái độ của HS phải đƣợc thực hiện trong một ngữ cảnh giao tiếp khẩu ngữ cụ thể, để HS thực hành thiết thực. Nhiệm vụ giao tiếp khẩu ngữ cần phản ánh rõ mức độ, thể hiện khả năng giao tiếp thật sự của bản thân HS. Kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ nên xem xét đến những mặt tích lũy ngôn ngữ, nhận thức, tƣ duy ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong hiện thực cụ thể.

Kiểm tra, đánh giá giao tiếp khẩu ngữ của HS cần tính đến sự tham gia trong nhận thức, thái độ và khả năng thể hiện tình cảm. Đầu tiên, chú ý đến thái độ, tình cảm, sở thích của HS trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ để khuyến khích HS thể hiện sự tự tin. Thứ hai, đánh giá khả năng giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày, đó là học cách lắng nghe, biểu hiện mức độ giao tiếp khẩu ngữ cơ bản bằng diễn giải một vấn đề, lời nói ngẫu hứng, bài phát biểu phát biểu quan trọng hoặc các cuộc thảo luận. Thứ ba trong một học kỳ thông qua một loạt các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá nhƣ: định lƣợng - cho điểm và định tính - nhận xét, xếp loại, kết hợp đánh giá của GV, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của HS để tiến hành quá trình giao tiếp khẩu ngữ giữa cá nhân và tƣơng tác xã hội. Giao tiếp khẩu ngữ cần đƣợc đánh giá trong bối cảnh cụ thể và nhiệm vụ giao tiếp có ý nghĩa, kết hợp với các hoạt động học tập của HS trong cuộc sống hàng ngày và mức độ giao tiếp khẩu ngữ của HS.

Nhƣ vậy, kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ của HS phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chƣơng trình môn Ngữ văn THPT, dựa trên Mục tiêu thể hiện đối với bốn kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết đƣợc qui định đối với các lớp 10, 11, 12. Đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho

HS trong môn Ngữ văn THPT đó là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng lựa chọn từ ngữ, thái độ ứng xử trong giao tiếp khẩu ngữ... phù hợp với lứa tuổi và sử dụng chúng một cách hợp lý vào thực hiện nhiệm vụ học tập, giao tiếp, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em HS trong cuộc sống. Ngƣời GV cần tập trung đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực giao tiếp khẩu ngữ, năng lực phát triển bản thân của HS một cách đầy đủ và toàn diện.

Trên đây là một số giải pháp nhằm bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho HS bậc THPT ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên, mỗi giải pháp có một thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình dạy học môn Ngữ văn cho HS THPT, đặc biệt là HS THPT ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, giải pháp này thúc đẩy sự phát triển của giải pháp kia và ngƣợc lại. Do đó, muốn phát huy đƣợc sức mạnh của các giải pháp trên cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các giải pháp. Tuy nhiên, tùy theo thực tế của từng trƣờng và từng địa phƣơng để lựa chọn các giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Chúng ta đều biết rằng dạy học Ngữ văn là quá trình bồi dƣỡng và nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó dạy học giao tiếp khẩu ngữ có nhiệm vụ bồi dƣỡng năng lực biểu đạt cho HS, đó cũng là mục đích và yêu cầu phải đạt đƣợc của quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. Giao tiếp khẩu ngữ là một nội dung đào tạo mới, là một ứng dụng toàn diện và phản ánh những kiến thức và kĩ năng, sự kết hợp của nhiều giác quan nhƣ khẩu hình miệng, tai, mắt, tay…, sự tƣ duy ngôn ngữ, đƣợc sử dụng trong thực tế giao tiếp để cải thiện kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ. Giao tiếp khẩu

ngữ là một chiến lƣợc giảng dạy và trong đời sống xã hội, đóng vai trò quyết định trong việc thúc đầy và phát triển trí tuệ của HS, có tác dụng quan trọng đối với việc học tập suốt đời, là nền tảng cuộc sống và công việc. Nhƣ vậy, ngôn

ngữ là công cụ để giao tiếp, trong đó giao tiếp khẩu ngữ là hình thức cơ bản nhất.

Hiện nay, sự giao tiếp quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển, do đó việc sử dụng giao tiếp khẩu ngữ để giao tiếp là vô cùng cần thiết. Giao tiếp khẩu ngữ là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài ngƣời, phổ biến trong các lĩnh vực nhƣ cách mọi ngƣời sống và làm việc. Nhà khoa học Mĩ Dale Carnegie cho biết: “Sự thành công của một ngƣời, khoảng 15% phụ thuộc

vào kiến thức và công nghệ, 85% phụ thuộc vào khả năng giao tiếp”. Các

chuyên gia dự đoán rằng thế kỷ 21 là kỷ nguyên của đối thoại. Trong nhịp độ nhanh sản xuất và cuộc sống hiện đại, vai trò của giao tiếp khẩu ngữ ngày càng

trở nên quan trọng hơn. Một cuộc khảo sát và thấy rằng hoạt động lắng nghe chiếm 45% trong các hoạt động giao tiếp khẩu ngữ, nói chiếm 30%, đọc 16%, viết chỉ có 9%. Kết quả này cho thấy giao tiếp khẩu ngữ

trong thời kì hiện đại có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhiều hơn so với bất kỳ thời kỳ lịch sử trƣớc đó.

Xác định đƣợc tầm quan trọng của giao tiếp khẩu ngữ, luận văn đã tổng

hợp đƣợc một số vấn đề cơ bản của cơ sở lí luận liên quan đến việc dạy học

giao tiếp khẩu ngữ: Khái quát về giao tiếp khẩu ngữ, Cơ sở tâm lí học và ngôn ngữ học về giao tiếp khẩu ngữ, Tầm quan trọng của dạy học giao tiếp khẩu

ngữ, Đặc điểm giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học, Một số nét khái quát về dạy

học giao tiếp khẩu ngữ. Chúng tôi nhận thấy dạy học giao tiếp khẩu ngữ là một hoạt động khó trong dạy học môn Ngữ văn. Vì vậy trƣớc hết ngƣời GV cần

phải có những nhận thức đúng đắn về kỹ năng cũng nhƣ các nguyên tắc tiến hành một bài dạy học giao tiếp khẩu ngữ theo đúng đƣờng hƣớng giao tiếp. Ngƣời GV phải tự nâng cao phƣơng pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn bằng nhiều cách nhƣ bổ sung kiến thức về giao tiếp khẩu ngữ thông qua tự học trong các giáo trình, các chƣơng trình trên Internet, qua nguồn tƣ liệu, học qua đồng nghiệp, tham gia các khóa học chuyên đề, tập huấn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học giao tiếp khẩu ngữ nói riêng.

Giao tiếp khẩu ngữ có vai trò quan trọng trong học tập và cuộc sống. Nhƣng trong thực tế, khảo sát thực trạng dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học Ngữ văn THPT chúng tôi đã thấy đƣợc một số ƣu điểm, hạn chế của chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy học Ngữ văn hiện nay nhƣ: Quan niệm dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn THPT chƣa đƣợc xác lập đầy đủ, toàn diện. Do đó hầu nhƣ chƣa vận dụng các tri thức về năng lực giao tiếp khẩu ngữ vào chƣơng trình và sách giáo khoa.Chƣa quan tâm đầy đủ dạy các yếu tố hình thành năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình và sách giáo khoa. Nội dung bài học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông, là những nội dung khó truyền tải, xuất hiện rất nhiều khó khăn trong cách giảng của GV cũng nhƣ luyện tập nói cho HS. Các hoạt động chủ yếu và phổ biến trong giáo án môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông tập trung

bằng khẩu ngữ và nghe hiểu thì hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến. Hầu hết trong

các lớp học vẫn diễn ra tình trạng nhẹ nghe, nặng ghi, không chú trọng đào tạo

về khả năng giao tiếp khẩu ngữ, không chú trọng đến hoạt động giao lƣu ngôn ngữ của HS. Nguyên nhân của thực trạng này là: tâm lí ngại giao tiếp, thiếu tự

tin trong giao tiếp khẩu ngữ. Bản thân HS chƣa tích cực rèn luyện thƣờng xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp khẩu ngữ, hoạt động ngoại khóa về giao tiếp khẩu ngữ cho HS chƣa đƣợc chú trọng. HS không có những kiến thức nền

tảng về ngôn ngữ giao tiếp, thiếu tài liệu tham khảo. HS thiếu nhận thức về giao tiếp khẩu ngữ, các thành viên trong lớp học chƣa tích cực rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ. Nhà trƣờng chƣa tạo điều kiện, cơ hội cho HS rèn luyện giao tiếp trong môi trƣờng thực tế. GV chƣa dành nhiều thời gian cho HS thực hành giao tiếp khẩu ngữ.

Từ lí luận về việc dạy học giao tiếp khẩu ngữ và khảo sát thực trạng dạy

học giao tiếp khẩu ngữ cho HS trong môn Ngữ văn THPT, vai trò quan trọng của giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học môn Ngữ văn. Chúng tôi cũng nhận thấy

tầm quan trọng của giao tiếp khẩu ngữ trong học tập và trong cuộc sống cá

nhân. Trong cuộc sống, con ngƣời chắc chắn sẽ phải đối mặt với những mối quan hệ phức tạp, đòi hỏi việc sử dụng thích hợp của giao tiếp để xử lý tất cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các loại mối quan hệ, tiếp tục làm việc, hạnh phúc và cuộc sống hài hòa. Với

hiệu suất làm việc, học tập cao của cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh đã mang lại áp lực rất lớn cho con ngƣời, họ sử dụng giao tiếp khẩu ngữ trao đổi

thông tin liên lạc để thƣ giãn bản thân, tìm kiếm sự thú vị, hòa bình và yên tĩnh tinh thần. Vì vậy, cho dù đó là cuộc sống xã hội hay cuộc sống cá nhân, không

thể tách rời hoạt động giao tiếp khẩu ngữ. Giao tiếp đóng một vai trò quan

trọng trong cuộc sống hiện đại. Coi trọng khẩu ngữ, nâng cao năng lực biểu đạt khẩu ngữ là một trong những đặc điểm chủ yếu của phƣơng pháp dạy khẩu ngữ

từ khi còn học tập trong nhà trƣờng, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp nhằm

bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ để góp phần nâng cao năng lực giao tiếp

khẩu ngữ cho HS một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên. Đó là xác định rõ mục tiêu bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, biên soạn các bài học về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn theo định hƣớng thực hành, thay đổi phƣơng pháp dạy học để nhằm bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong môn Ngữ văn và thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học Ngữ văn. Bên cạnh đó, đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn theo định hƣớng giao tiếp khẩu ngữ thực sự không phải là một bƣớc nhỏ. Đây không chỉ là một sự thay đổi tên môn học, mà là phản ánh sự phát triển và nâng cao sự hiểu biết về các yêu cầu, với một ý nghĩa sâu rộng hơn. Nó mang lại nội dung nội dung giảng dạy, giảng dạy các mục tiêu và phƣơng pháp khác nhau. Chƣơng trình dạy học giao tiếp khẩu ngữ mới đòi hỏi chúng ta để thiết lập một khái niệm ngôn ngữ lớn, HS nên có những cách khả năng giao tiếp khẩu ngữ sau đây: (1) sử dụng kĩ năng giao tiếp khẩu

ngữ để thực hành qua các chủ đề tiêu biểu tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp, (2) học cách lắng nghe, tìm hiểu biểu hiện của giao tiếp khẩu ngữ và tiến

hành giao tiếp giữa các cá nhân trong sự tƣơng tác với xã hội, (3) tăng cƣờng cơ hội cho sinh viên thực hành giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Dạy học giao tiếp khẩu ngữ đem đến kinh nghiệm và hiệu quả mới trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học ngữ dụng nói riêng.

Luận văn này tìm hiểu một số vấn đề về dạy học giao tiếp khẩu ngữ và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học Ngữ văn ở trƣờngTHPT tỉnh Thái Nguyên. Với kết quả thu đƣợc tôi hi vọng luận văn này sẽ góp phần cho việc biên soạn chƣơng trình và sách giáo

Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ năng lực có hạn, sự thiếu sót và hạn chế

của đề tài chắc không thể tránh khỏi, mong đƣợc tiếp nhận ý kiến đóng góp, bổ

sung của các nhà khoa học và độc giả. Trân trọng./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (chủ biên) (2004), Tâm lí học giao tiếp, NXB ĐHSP Hà Nội. 2. Phạm Thị Anh (2009), Rèn luyện năng lực diễn đạt cho học sinh THCS

trong dạy học kiểu văn bản tự sự, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực tự lực của học sinh trong

quá trình dạy học, Vụ giáo viên – Bộ giáo dục và đào tạo.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 Trung học phổ thông môn Ngữ văn,

Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và đào tạo (1981), Những yêu cầu chủ yếu về nội dung và cấu

trúc phương pháp của SGK phổ thông, NXB Giáo dục.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Các vấn đề sách giáo khoa, tập 13, NXB Giáo dục.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Xã hội với SGK, tập 2, NXB Giáo dục.

8. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 (tập 1), NXB Giáo dục.

10.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 10 (tập 2), NXB Giáo dục.

11.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 11 (tập 2), NXB Giáo dục.

12.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 11 (tập 2), NXB Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ văn 12 (tập 2), NXB Giáo dục.

15. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn,

Hà Nội.

16.Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Xã hội với SGK, tập 3, NXB Giáo dục.

17.Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Xã hội với SGK, tập 5, NXB Giáo dục.

18.Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12, NXB Giáo dục.

19.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

20.Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

21. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt

Nam từ 2011-2020 (Dự thảo lần 26).

22. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). NXB Giáo dục.

23. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Viết Chữ (2007), “Về việc bồi dưỡng kĩ năng đọc, nói, nghe, viết

cho học sinh trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 172.

26.Hoàng Mai Diễn (2010), “Vài nét khái quát về chƣơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn cấp II cải cách giáo dục năm 1956”. Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số 251, 2010.

27.Hoàng Mai Diễn (2010), “Vài nét khái quát về sách giáo khoa Ngữ văn

THCS hiện nay của Việt Nam” (越南现行初中语文教材述评), Tạp chí

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 116)