8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Cơ sở tâm lí học về diễn biến tâm lí giao tiếp khẩu ngữ
Theo quan điểm tâm lý học hoạt động do nhà tâm lý học ngƣời Nga L.S.Vƣ-gốt-xki và trƣờng phái của ông đề xƣớng thì hoạt động lời nói là một dạng hoạt động đặc biệt của con ngƣời, mà hoạt động thì bao gồm nhiều hành động riêng lẻ và mỗi hành động đƣợc tạo thành từ nhiều thao tác riêng biệt. Từ đó suy ra đơn vị dạy học ngoại ngữ phải là hành động lời nói. Dạy hành động lời nói cần phải xem xét trên quan điểm: Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Dạy nhƣ thế nào? Đối với việc dạy hoạt động lời nói, sự thống nhất giữa các
mặt chức năng và hình thức của nó là điều có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì hình thức ngôn ngữ không thể có đƣợc nếu thiếu mặt chức năng. Nếu mục đích của
việc dạy học là hoạt động lời nói thì hình thức và chức năng cần phải đƣợc hình thành đồng thời, hơn thế, cơ sở để hình thành hoạt động lời nói phải là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin nhờ sự hỗ trợ của các phƣơng tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp là chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Kĩ năng
giao tiếp bao gồm: nghe, nói, đọc, viết. Tùy thuộc vào tính chất, mục đích, chức năng và hoàn cảnh sử dụng mà đƣợc chia thành các nhóm kĩ năng: chủ động (nói, viết), thụ động (nghe, đọc), kĩ năng khẩu ngữ (nghe, nói) và kĩ năng bút
ngữ (đọc, viết).
Quá trình hình thành kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ tiếp bằng tiếng mẹ đẻ đƣợc thể hiện qua các thời kì. Đứa trẻ sinh ra, lớn lên bƣớc vào giao tiếp trƣớc hết là bằng kĩ năng nghe hiểu. Khi đứa trẻ bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh, cơ quan phát âm còn chƣa hoàn thiện, thị lực và thính lực đã bắt đầu công việc của mình. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của ngƣời lớn, đứa trẻ làm quen với các sự vật, hiện tƣợng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo,
công dụng... của chúng. Song song với quá trình nhận biết màu sắc, dẫn đến
phân biệt âm thanh, phản ứng với những âm thanh đƣợc tiếp nhận. Quá trình nghe hiểu bắt đầu từ đó. Ban đầu đứa trẻ chỉ nhận biết đƣợc những từ riêng lẻ, rồi
nhận biết đƣợc cụm từ, câu. Tƣ duy ngôn ngữ của đứa trẻ cũng phát triển song
song với quá trình này. Sự phản ánh những thông tin tiếp nhận đƣợc mới đầu đƣợc biểu đạt bằng con đƣờng phi ngôn ngữ nhƣ điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt…. Đứa trẻ
học đƣợc những từ tƣơng ứng từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ.
Ngôn ngữ giúp đứa trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tƣợng đã đƣợc hình thành. Trên cơ sở nghe hiểu, đứa trẻ
từng bƣớc hình thành kĩ năng phát âm, kĩ năng nói, biểu đạt tƣ duy, từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều.
Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tƣ duy ngày càng đƣợc hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hơn, sáng tạo hoạt động trí tuệ. Có nhiều phƣơng tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhƣng ngôn ngữ là phƣơng tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới
xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo
trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc
phát triển ngôn ngữ.
Kĩ năng khẩu ngữ của con ngƣời hình thành theo đúng quá trình miêu tả trên. Loại kĩ năng này cùng với sự trƣởng thành của lứa tuổi ngày càng thuần thục. Kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ đƣợc chọn làm mục đích cuối cùng của việc dạy học tiếng mẹ đẻ, theo quan điểm này là rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ chính là
dạy cho ngƣời học không chỉ nắm vững mà còn biết sử dụng ngôn ngữ mà họ đang học nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp dƣới 4 dạng cơ bản của hoạt động lời nói: nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là phát triển kĩ năng nghe, nói. Quá trình hình thành kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ bằng tiếng mẹ đẻ bắt đầu từ khẩu ngữ là một thực tế.
Nghe và nói là hai hình thức thể hiện của ngôn ngữ khẩu ngữ, là quá trình
vận dụng vật liệu ngôn ngữ và quy tắc ngôn ngữ để tiến hành hoạt động giao
tiếp. Trong đó thành tố nghe là thành tố có trƣớc, là điều kiện tiên quyết để hình thành kĩ năng nói. Nghe là một hoạt động nhận tin nhờ bộ máy thính giác. Trƣớc hết ngƣời nghe phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo, sau đó nhờ các hoạt động tƣ duy mà hiểu đƣợc các nội dung thông báo.
Tâm lý học nhận thức hiện đại phát hiện: lời nói của ngƣời nói đƣợc
truyền bằng hình thức sóng âm đến ngƣời nghe, cơ quan thính giác của ngƣời
nghe tiếp nhận tín hiệu âm thanh của ngƣời nói, lập tức thông qua thần kinh thính giác đƣa những tín hiệu âm thanh truyền đến khu vựa thính giác lời nói ở bán cầu đại não. Và ngay lập tức, tại đại não, tín hiệu đƣợc sắp xếp từ ngữ, dịch mã nhanh chóng, sau đó tích lũy vào bộ nhớ ngôn ngữ, tìm ra từ ngữ tƣơng ứng, rồi căn cứ vào kết cấu ngữ pháp nhất định sắp xếp lại, chuyển tín hiệu âm thanh thành câu nói, đồng thời tiến hành phân tích tổng hợp, từ đó lý giải lời nói. Quá trình nghe đƣợc phân tích thành 3 giai đoạn [48.tr114].
Giai đoạn tri nhận lời nói là quá trình sắp xếp những tín hiệu khẩu ngữ đầu tiên nghe đƣợc, tức là tiến hành phân tích kết cấu âm thanh. Ở giai đoạn phân tích ngữ pháp từ ngữ trong tín hiệu đƣợc chuyển thành ý nghĩa mà nó biểu hiện, là sự tín hiệu tâm lý một chuỗi ý nghĩa. Tức là lấy việc biểu thị kết cấu của câu
làm sợi dây xâu chuỗi để xác định ý nghĩa của câu. Ở giai đoạn này, việc kiểm
tra tìm tòi từ ngữ của đại não diễn ra nhanh chóng. Theo sự nghiên cứu của E. Fouike, mỗi ngƣời mỗi phút có thể nghe phân biệt 250 từ đơn trong tiếng anh và
sẽ không xảy ra sự sai sót lớn. Đó là bao gồm thời gian nghe phân biệt ngữ âm và thời gian mã hóa nhanh.
Nói là hoạt động phát tin nhờ bộ máy phát âm, đầu tiên ngƣời nói phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn nội dung để diễn tả nội dung đó. Năng lực nói là dƣới sự điều khiển của tƣ duy, đƣa lời nói chuyện chuyển thành tín hiệu, biểu đạt một cách thuận lợi thành lời nói khẩu ngữ. Nói bao gồm năng lực tổ chức nội bộ
lời nói, năng lực nhanh chóng lựa chọn từ ngữ, năng lực vận dụng từ ngữ và năng lực vận dụng ngữ âm biểu đạt ý nghĩa, tình cảm. Sau đó ngƣời nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuỗi lời nói đã đƣợc xác định.
Năng lực tổ chức nội bộ lời nói là khái niệm chỉ năng lực tƣ duy của ngƣời nói đối với nội dung, mục đích, phƣơng pháp… loại hoạt động suy nghĩ vấn đề này chính là tổ chức nội bộ lời nói, tức là hoạt động tƣ duy. Nội bộ lời nói chặt
chẽ, đƣợc biểu đạt bằng khẩu ngữ giản dị, trong sáng, rõ ràng, khúc triết. Nội bộ trong lời nói nhanh nhẹn biểu đạt khẩu ngữ sẽ trôi chảy, liền mạch mà không bị đứt quãng. Năng lực nhanh chóng lựa chọn từ ngữ, tổ hợp câu là khả năng khi ngƣời nói căn cứ vào nhu cầu có thể nhanh chóng lựa chọn từ ngữ từ trong kho trí nhớ của mình, căn cứ vào quy phạm ngữ pháp thể hiện. Năng lực vận dụng
ngữ âm để biểu đạt tình cảm, ý nghĩa là năng lực vận dụng ngữ âm để biểu tình, biểu ý.