Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giờ dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giờ dạy học môn Ngữ văn

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 31 GV và 200 HS về nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong giờ dạy môn Ngữ văn ở 4 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

Trƣờng THPT Khánh Hòa: 8 GV và 50 HS Trƣờng THPT Lƣơng Phú: 8 GV và 50 HS Trƣờng PT Vùng cao Việt Bắc: 7 GV và 50 HS Trƣờng THPT Phú Lƣơng: 8 GV và 50 HS

Kết quả và ý nghĩa rút ra từ cuộc điều tra nhƣ sau:

Bảng 1.2: Nhận thức của GV và HS về nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT

STT ĐTKS

Số ngƣời khảo sát

Mức độ nhận thức

Đầy đủ Tƣơng đối đầy

đủ Không đầy đủ

SL TL SL TL SL TL

1 GV 31 11 35,48% 14 45,17% 6 19,35%

2 HS 200 63 31,5% 78 39% 59 29,5%

Từ bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy đa số GV và HS đƣợc điều tra có nhận thức tƣơng đối đầy đủ về nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn THPT là: 92/231 chiếm 39,82%. Số GV và HS có nhận thức đầy đủ về nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn THPT là: 74/231 chiếm 32,03%. Số GV và HS có nhận thức không đầy đủ về nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn THPT là 65/231 chiếm 28,13%.

Bảng 2.2:Đánh giá của GV và HS về rèn luyện kĩ năng nói trong giờ học môn Ngữ văn. S T T ĐTKS

Rèn luyện kĩ năng nói Đặt và trả lời

câu hỏi

Trao đổi, thảo luận Thuật việc, kể chuyện Phát biểu, thuyết trình SL TL SL TL SL TL SL TL 1 GV (31) 10 32,25% 7 22,59% 5 16,13% 9 29,03% 2 HS (200) 100 50 % 39 19,5% 18 9% 43 21,5%

Từ bảng thống kê trên cho thấy đa số GV và HS đều cho rằng trong giờ học môn Ngữ văn kĩ năng đƣợc quan tâm rèn luyện là đặt và trả lời câu hỏi: 110/231 chiếm: 47,61%. Số GV Và HS cho rằng kĩ năng phát biểu, thuyết trình: 52/231 chiếm: 22,51%. Số GV và HS cho rằng kĩ năng trao đổi thảo luận: 46/231 chiếm: 19,91% và số GV và HS cho rằng kĩ năng thuật việc, kể chuyện: 23/231 chiếm: 9,95%.

Bảng 3.2: Đánh giá của GV và HS về việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học môn Ngữ văn

S T T

ĐTKS

Kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ

Đọc Nghe Nói Viết

SL TL SL TL SL TL SL TL

1 GV

(31) 6 19,36% 4 12,9% 5 16,13% 16 51,62%

2 HS

Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ chƣa đƣợc chú trọng quan tâm. Thực tế cho thấy toàn bộ GV và HS đƣợc điều tra cho rằng kĩ năng viết đƣợc rèn luyện nhiều nhất: 115/231 chiếm 57,5%. Tiếp theo là kĩ năng đọc với 45/231 chiếm 22,5%. Kĩ năng nói với 42/231 chiếm 18,18% và cuối cùng là kĩ năng nghe với 29/231 chiếm 12,55%.

Bảng 4.2: Khả năng giao tiếp khẩu ngữ của học sinh lớp 11 và lớp 12 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Mức độ

Tiêu chí

Thƣờng xuyên Hiếm khi Thỉnh thoảng Không bao giờ

Lớp 11 Lớp 12 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 11 Lớp 12 Khó khăn khi diễn đạt ý kiến 17 % 12% 16% 9% 62% 65% 5% 14% Mắc lỗi khi phát âm 7% 5% 24% 16% 59% 64% 10% 15% Tự tin khi phát biểu, thuyết trình 10% 4% 35% 28% 25% 32% 30% 36% Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa 11% 11% 40% 24% 35% 32% 14% 33%

Từ bảng thống kê cho thấy có sự chênh lệch về khả năng giao tiếp khẩu ngữ giữa HS lớp 12 với HS lớp 11, khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS lớp 12 có xu hƣớng cao hơn so với lớp 11, tuy nhiên sự chênh lệch này là không nhiều. Điều này đƣợc thể hiện ở các tiêu chí giao tiếp, phần lớn HS của lớp 11 và lớp 12 đều có khả năng giao tiếp tập trung ở mức trung bình khá. Ở các tiêu chí giao tiếp có sự khác biệt giữa hai nhóm lớp.

Tiêu chí: Khó khăn khi diễn đạt ý kiến. Ở mức độ Không bao giờ HS lớp 12 có số lƣợng cao hơn (14% HS), HS lớp 11 (5% HS), chênh lệch 11%.

Tiêu chí: Mắc lỗi khi phát âm. Ở mức độ Không bao giờ HS lớp 12 có số lƣợng cao hơn (15% HS), HS lớp 11 (10% HS), chênh lệch 5%.

Tiêu chí: Tự tin khi phát biểu, thuyết trình. Ở mức độ Không bao giờ HS lớp 12 có số lƣợng cao hơn (36% HS), HS lớp 11 (30% HS), chênh lệch 6%.

Tiêu chí: Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Ở mức độ Không bao giờ HS lớp 11 có số thấp hơn (14% HS), HS lớp 12 (33% HS), chênh lệch 19%.

Bảng 5.2. Đánh giá của GV và HS về nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ của học sinh một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

S T T Các nguyên nhân Kết quả Thứ bậc GV (31) HS (200) SL TL SL TL

1 Tâm lý ngại giao tiếp, thiếu tự

tin trong giao tiếp khẩu ngữ 20 64,5% 159 79,5% 1

2

Không có những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ giao tiếp và thiếu tài liệu tham khảo

11 35,48% 57 28,5% 4

3

Bản thân học sinh chƣa tích cực rèn luyện thƣờng xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp khẩu ngữ

16 51,61% 120 60% 2

4

GV chƣa dành nhiều thời gian cho HS thực hành giao tiếp khẩu ngữ

10 32,25% 33 16,5% 6

5

Các thành viên trong lớp học chƣa tích cực rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ

9 29,03% 47 23,5% 5

6

Nhà trƣờng chƣa tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh rèn luyện giao tiếp trong môi trƣờng thực tế

6 19,35% 50 25% 5

7

Hoạt động ngoại khóa về giao tiếp khẩu ngữ chƣa đƣợc chú trọng

Theo số liệu thống kê cho thấy trong số 200 em HS đƣợc điều tra thì 51% HS đến từ thành phố, 25% HS đến từ vùng đồng bằng và 24% đến từ miền núi, trong đó có 49,5% HS là ngƣời dân tộc thiểu số. Từ đó rút ra đƣợc kết luận HS đến từ những vùng khác nhau trong cùng một tỉnh sẽ có sự khác biệt nhau về khả năng giao tiếp khẩu ngữ.

Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến vấn đề rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ của HS một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên là do tâm lý ngại giao tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp khẩu ngữ: 179/231 chiếm 77,49%, nguyên nhân thứ hai là bản thân HS chƣa tích cực rèn luyện thƣờng xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp khẩu ngữ: 136/231 chiếm 58,87% rồi đến lý do hoạt động ngoại khóa về giao tiếp khẩu ngữ chƣa đƣợc chú trọng và không có những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ giao tiếp và thiếu tài liệu tham khảo. Điều đó chứng tỏ: nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến vấn đề rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ của HS nhìn chung xuất phát từ chính bản thân các em (tâm lý ngại giao tiếp, chƣa quyết tâm, kiên trì và chƣa quan tâm thực sự đến học tập…).

Qua tìm hiểu thực tế dạy học giao tiếp khẩu ngữ ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi rút ra những nhận xét nhƣ sau:

* Nhận thức của giáo viên về dạy học giao tiếp khẩu ngữ:

GV với việc thực thi chƣơng trình và SGK Ngữ văn nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ. Với những đổi mới chƣơng trình, đổi mới về phƣơng pháp, tình hình dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn cũng có những chuyển biến tích cực, nhƣng không phải không còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục.

Về cơ bản, hầu hết các GV đều nhận thức tƣơng đối đầy đủ đƣợc nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình và SGK: 11/31 chiếm 42,08%. Khi trao đổi với chúng tôi, các thầy cô giáo dù ở trƣờng THPT khu vực thành phố hay khu vực huyện cũng đều nhận thức đƣợc đây là quan điểm dạy học tiến

bộ, hiện đại, rất cần thiết và quan trọng phù hợp với sự phát triển của giáo dục và yêu cầu của thời đại.

Dạy học giao tiếp khẩu ngữ tuy đã đƣợc đề cập tới trong chƣơng trình và SGK nhƣng nó chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể về thiết kế hoạt động học tập cũng nhƣ sự phổ biến trong các tƣ liệu tham khảo…làm cho việc dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong nhà trƣờng phổ thông gặp một số khó khăn. Khi dạy học Ngữ văn, GV chƣa chú ý đến việc tái hiện môi trƣờng giao tiếp và hình thành các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ, khiến cho HS chƣa tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ, dẫn đến việc dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn chƣa đạt hiệu quả cao.

Hơn nữa một số GV chƣa hiểu đúng nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình và SGK Ngữ văn: 6/31 chiếm 24,43 %. Do đó, GV rơi vào tình trạng dạy học nội dung giao tiếp khẩu ngữ tƣơng tự những phần nội dung khác đề cập đến trong SGK, dẫn tới việc HS không nhận thấy cần thiết và quan trọng của kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ so với các kĩ năng khác.

* Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn.

Khảo sát một số giờ dạy của GV các trƣờng THPT, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV vẫn chƣa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS. Sở dĩ GV có sự nhìn nhận nhƣ vậy đối với nội dung dạy học giao tiếp trong chƣơng trình Ngữ văn THPT bởi chƣa có sự trình bày cụ thể về lý thuyết giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn nên chƣa có sự nhận thức đầy đủ về nó. GV vẫn còn thuyết giảng nhiều, dẫn đến tình trạng HS ít đƣợc làm việc, ít có cơ hội đƣợc bày tỏ ý kiến của mình trong giờ học, có GV sử dụng hình thức trao đổi, thảo luận…nhƣng hình thức dạy học này chỉ đƣợc vận dụng ở những bài học cụ thể, những suy nghĩ, cách diễn đạt, trình bày vấn đề của cá nhân học sinh ít đƣợc GV quan tâm tới.

* Đánh giá của GV và HS về rèn luyện kĩ năng nói trong giờ học môn Ngữ văn.

Việc rèn luyện các kĩ năng trong giờ học môn Ngữ văn, phƣơng pháp dạy học truyền thống vẫn còn xuất hiện trong cách dạy học của GV hiện nay. Trong giờ học môn Ngữ văn kĩ năng đƣợc rèn luyện nhiều nhất là đặt và trả lời câu hỏi, do đó chƣa thật sự phát huy đƣợc vai trò của dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong giờ học. Việc dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong nhà trƣờng chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để, bởi trình độ tiếng Việt và khả năng giao tiếp của HS ở mỗi trƣờng học là không đồng đều, việc áp dụng rèn luyện các kĩ năng: Trao đổi, thảo luận, Thuật việc, kể chuyện, Phát biểu, thuyết trình phải tùy thuộc vào từng nội dung bài học cụ thể. Trong giờ học, các em HS ngại phát biểu, hoặc thƣờng tỏ ra lúng túng khi buộc phải trả lời câu hỏi của GV, nhiều em thậm chí không diễn đạt đƣợc ý mình định nói…GV mất nhiều thời gian trong việc rèn luyện kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi.

* Đánh giá của GV và HS về việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học môn Ngữ văn

Chƣơng trình giáo dục phổng thông môn Ngữ văn hiện nay của Việt Nam có đề cập đến việc rèn luyện đồng bộ bốn kĩ năng (năng lực) nghe, nói, đọc, viết cho HS. Đó là bốn năng lực cơ bản cần bồi dƣỡng cho HS trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. Các năng lực đó đều quan trọng nhƣ nhau và đều có ảnh hƣởng đến nhau. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, kĩ năng đọc, viết luôn chiếm vị thế cao hơn so với kĩ năng nghe, nói. Sở dĩ cả GV và HS nhìn nhận nhƣ vậy là do hai kĩ năng này đƣợc hình thành trong học tập với sự hỗ trợ của GV. Bên cạnh đó, vốn từ ngữ, sự hiểu biết về văn chƣơng của HS còn nghèo nàn. HS chƣa chủ động tham gia trả lời câu hỏi để khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, GV mất nhiều thời gian trong việc luyện đọc, luyện viết, phân tích hình ảnh nên kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học Ngữ văn chƣa thực sự

đƣợc coi trọng, HS chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức và rèn luyện một cách bài bản các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ nghe, nói.

So sánh đánh giá của GV và HS về mức độ rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ trong dạy học môn Ngữ văn ở bảng 3 cho thấy có sự tƣơng đồng nhất định. Nhìn chung trong nhận thức về rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ ở GV và HS cho thấy thực tế dạy học chƣa chú trọng rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ cả về kiến thức và kĩ năng.

* Khả năng giao tiếp khẩu ngữ của học sinh lớp 11 và lớp 12 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Từ bảng thống kê có thể thấy khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS lớp 12 có sự tiến bộ hơn so với HS lớp 11. Tuy mức độ chênh lệch là không cao, điều này biểu hiện ở số lƣợng HS lớp 12 ở mức trung bình thấp chỉ giao động từ 14% đến 33%. Nhƣ vậy, dù đã có thêm một năm rèn luyện, song khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS lớp 12 lại chƣa có sự tƣơng ứng với sự rèn luyện trên. HS ở hai lớp 11 và 12 đều có khả năng giao tiếp khẩu ngữ ở các tiêu chí khác nhau, điều này chứng tỏ quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ của HS hai lớp là không đồng đều. Tóm lại chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau:

Một là khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên là không cao, điều này thể hiện hầu hết HS có khả năng giao tiếp khẩu ngữ ở mức trung bình, tiếp đến là mức thấp.

Hai là việc dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ở trƣờng THPT chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức.

Ba là khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS lớp 12 cao hơn HS lớp 11, tuy nhiên mức chênh lệch là không lớn, điều đó chứng tỏ HS còn chƣa chú trọng rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ cho bản thân.

Vì vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS, GV cần chú ý rèn luyện nâng cao khả năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS một cách toàn diện.

* Đánh giá của GV và HS về nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề rèn luyện giao tiếp khẩu ngữ của HS một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Thông qua hệ thống phiếu điều tra, chúng tôi nắm bắt đƣợc khả năng giao tiếp khẩu ngữ của HS ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên khi học tập, giao tiếp còn có rất nhiều điều hạn chế.

Nguyên nhân thứ nhất của những hạn chế nêu trên là tâm lí ngại giao tiếp, thiếu tự tin trong giao tiếp khẩu ngữ. Hạn chế về khả năng giao khẩu ngữ của HS thể hiện ở một số khía cạnh nhƣ: Môi trƣờng sống, môi trƣờng học tập không tạo ra động lực phải giao tiếp khẩu ngữ; Cơ hội để tiếp xúc và sử dụng kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ ít hoặc thậm chí không có dẫn tới sự mai một về kiến thức giao tiếp khẩu ngữ; Chƣa mạnh dạn, còn rụt rè trong sử dụng kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ ngay cả khi thực hành trên lớp với cô giáo và bạn bè; Sợ sai khi phát âm, thiếu tự tin vào bản thân, sợ sệt khi đứng trƣớc đám đông.

Nguyên nhân thứ hai là bản thân HS chƣa tích cực rèn luyện thƣờng xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp khẩu ngữ. Trong quá trình học môn Ngữ văn, HS chú trọng vào học ngữ pháp vì chủ yếu các bài kiểm tra đòi hỏi việc vận dụng ngữ pháp, các bài thi không có hoặc có rất ít các bài tập yêu cầu sử

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)