8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong Chƣơng trình giáo dục
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành.
Cuốn “Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn” của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 05/05/2006 đã nêu rõ một số điều sau đây:
Về vị trí, môn Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức về tiếng Việt, văn học và làm văn, hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Môn Ngữ văn là môn học công cụ. Môn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ.
Về tính chất, môn Ngữ văn là môn học công cụ. Việc dạy các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết thông qua con đƣờng thực hành. Việc dạy các tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ cũng thông qua con đƣờng thực hành theo cách quy nạp: từ quan sát các hiện tƣợng ngôn ngữ đi đến khái niệm và tập vận dụng các khái niệm đó trong thực tiễn.
Về cơ cấu môn học gồm bộ môn rèn kĩ năng đọc (đọc văn), viết (làm văn), nói (làm văn). Kĩ năng nghe đƣợc rèn luyện kết hợp khi học đọc văn và làm văn. Các phân môn học kiến thức tiếng Việt và ngôn ngữ: từ ngữ và ngữ pháp, kiến thức cấu tạo từ, kiến thức ngữ âm.
Về mục tiêu, việc dạy học Ngữ văn để hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (bao gồm cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Ngữ văn góp phần rèn luyện các thao tác tƣ duy cho các em. Học các phần tiếng Việt và làm văn, HS đƣợc hƣớng dẫn để tự phát hiện kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp phù hợp với các tình huống thƣờng gặp trong học tập và trong cuộc sống. Phát triển các kĩ năng nói và viết trên cơ sở kiến thức và ngữ liệu đầu vào thông qua các hoạt động nghe hiểu và đọc hiểu nhằm tạo cho HS khả năng sản sinh ngôn ngữ phù hợp về mặt ngữ dụng, nhất là luyện tập tƣ duy bằng ngôn ngữ.
Về mạch nội dung môn Ngữ văn gồm 7 mạch nội dung kiến thức, kĩ năng dạy ở từng lớp. Đó là: kiến thức tiếng Việt, kiến thức làm văn, kiến thức văn học và bốn kĩ năng: kĩ năng đọc, kĩ năng viết, kĩ năng nghe, kĩ năng nói. Trong đó nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ đƣợc thể hiện ở kĩ năng nghe và kĩ năng nói.
Khi nghiên cứu cuốn “Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”, chúng tôi nhận thấy nội dung giao tiếp khẩu ngữ đƣợc thể hiện ở kĩ năng nghe và kĩ năng nói. Nội dung kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc đƣa vào giảng dạy trong Chƣơng trình thuộc bộ môn tiếng Việt, làm văn nhằm mục đích rèn luyện cho HS kĩ năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói. Chúng tôi nhận thấy chƣơng trình đã định hƣớng việc rèn luyện kĩ năng nghe - nói trong cả quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12. Ví dụ: kĩ năng nghe: nghe - trao đổi, thảo luận và kĩ năng nói: phát biểu, thuyết trình đƣợc rèn luyện từ lớp 3 đến lớp 12… Ngay từ bậc tiểu học, HS đã đƣợc làm quen với các kiến thức giao tiếp khẩu ngữ cơ bản. Bên cạnh đó, chƣơng trình đã đặt các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ vào các hoạt động lời nói, các hoàn cảnh giao tiếp để xác định nội dung và yêu cầu luyện tập. Kĩ năng nghe đƣợc dạy trong hội thoại, trong việc nghe hiểu văn bản. Kĩ năng nói đƣợc dạy trong giao tiếp, khi nói thành lời. Trong chƣơng trình Ngữ văn bậc
THPT, các nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ tiếp tục đƣợc đƣa ra với mức độ kiến thức và yêu cầu cao hơn. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình môn Ngữ văn THPT:
Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong Chƣơng trình Ngữ văn lớp 10 THPT: Hiểu đặc điểm ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết, Biết vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản, Hoàn thiện về hoạt động giao tiếp, Nhận thức đƣợc sự phổ biến và đa dạng của hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bằng nhiều kênh khác nhau: âm thanh, chữ viết, hình ảnh, Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc hiểu và tạo lập văn bản, Biết trình bày miệng một vấn đề trƣớc tập thể.
Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong Chƣơng trình Ngữ văn lớp 11 THPT: Hiểu về ngữ cảnh trong giao tiếp nói và viết, Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp trong việc nói, Biết tuân thủ quy tắc chung của ngôn ngữ, đồng thời biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân.
Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong Chƣơng trình Ngữ văn lớp 12 THPT: Hiểu vai trò và ý nghĩa của các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp, Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp trong việc nói, Biết vận dụng những kiến thức về tiếng Việt và sự trong sáng của tiếng Việt để hoàn thiện năng lực nói và viết, Biết chuẩn bị đề cƣơng để diễn thuyết một vấn đề trƣớc tập thể, biết phát biểu một vấn đề theo chủ đề hoặc tự do, ngẫu hứng.
Ở nội dung dạy học từng lớp, mục kĩ năng nghe, nói cũng đƣợc trình bày cụ thể về mục đích và yêu cầu cần đạt. Các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ và mức độ rèn luyện đƣợc phân chia cụ thể ở từng lớp học, cấp học, bậc học để luyện tập từ thấp đến cao, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Việc phân chia, sắp xếp kiến thức đối với từng lớp nhìn chung đã có sự hợp lí, phù hợp với nền tảng kiến thức và tâm lí của HS THPT.
Tóm lại Chƣơng trình Ngữ văn hiện hành đã chú ý dạy học sinh các kĩ năng nghe và nói, chú ý dạy nhiều hơn, coi đó là trọng tâm các kĩ năng gắn với sự thông hiểu nội dung, sự diễn đạt đúng nội dung các văn bản. Trong kĩ năng nghe có mục “nghe hiểu”, trong kĩ năng nói có mục “nói trong hội thoại, nói thành bài”…Các mục này đề ra mức độ và yêu cầu luyện tập các kĩ năng gắn với sự thông hiểu nội dung hoặc gắn với sự diễn đạt đúng nội dung.
Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông đƣợc định hƣớng đúng, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và sự phát triển về tƣ duy ngôn ngữ của học sinh. Nhƣng trên thực tế, việc triển khai chƣơng trình ở bậc học THCS và THPT ở trong sách giáo khoa và trong quá trình dạy học chƣa bám sát định hƣớng đã đề ra:
Về việc xây dựng chƣơng trình thì chỉ có chƣơng trình chi tiết, chƣa có chuẩn kiến thức, kĩ năng về dạy học giao tiếp khẩu ngữ. Chƣơng trình viết theo hệ thống các phân môn (đọc văn, làm văn), dẫn tới sự dạy học tách rời các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ. Kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ mới chỉ đƣợc chú ý ở phần hƣớng dẫn rèn luyện mặt kĩ thuật ở các hoạt động nghe, nói còn phần hƣớng dẫn rèn luyện sự thông hiểu nội dung, sự diễn đạt đúng nội dung thƣờng lƣớt qua hoặc nói chung chung, thiếu chỉ ra các hoạt động rèn kĩ năng năng giao tiếp khẩu ngữ cụ thể. Đây là một nguyên nhân hạn chế kết quả việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ ở học sinh.
Về việc xác định mục tiêu môn học đã xác định rõ đƣợc vai trò bình đẳng của kĩ năng nghe, nói với kĩ năng đọc, viết nhƣng triển khai chƣa thật tốt trong sách giáo khoa và trong quá trình dạy học. Quan niệm dạy học giao tiếp khẩu ngữ chƣa đƣợc xác lập đầy đủ, toàn diện. Do đó hầu nhƣ chƣa vận dụng các tri thức về năng lực giao tiếp khẩu ngữ vào chƣơng trình và sách giáo khoa. Chƣa quan tâm đầy đủ dạy các yếu tố hình thành năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình và sách giáo khoa.