Nội dung dạy học năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nội dung dạy học năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn

khoa Ngữ văn THPT hiện nay

SGK Ngữ văn THPT có các bài học sau liên quan đến việc bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh.

SGK Ngữ văn 10:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (luyện tập). Đặc điểm ngôn ngữ nói và viết.

Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

Trình bày một vấn đề

Nắm đƣợc yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.

Trong nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, ở bộ môn tiếng Việt, nội dung dạy học giao tiếp khẩu ngữ thể hiện trong hai bài, một là “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, phân bố trong hai tiết. Với hai tiết dạy này, HS có thể nắm đƣợc những kiến thức cơ bản, đồng thời có thời gian luyện tập về những nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Hai là “Đặc điểm ngôn ngữ nói và viết”. Ở bộ môn làm văn kiến thức giao tiếp khẩu ngữ thể hiện trong một bài “Trình bày một vấn đề”. Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình lớp 10 là 4/105 tiết chiếm 3,8% chƣơng trình. Cấu trúc chƣơng trình giao tiếp khẩu ngữ lớp 10 về cơ bản có 4 tiết, chia làm hai phần: tiết 1 HS làm quen với lí thuyết, tiết 2 dành cho luyện tập. Số tiết lí thuyết là 3, thực hành là 1. Riêng phần làm văn không có tiết luyện tập riêng.

SGK Ngữ văn 11:

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Thấy đƣợc mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời

nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung. Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.

Ngữ cảnh

Khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh, luyện tập. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.

Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ƣu cho các bộ phận câu, kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết.

Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (luyện tập)

Thấy đƣợc mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong cuộc sống. Nắm đƣợc những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng nhƣ trả lời phỏng vấn.

Luyện nói: thảo luận, tranh luận

Biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ vào việc thực hành thảo luận, tranh luận.

Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, ở bộ môn tiếng Việt, kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc giới thiệu trong bài “Ngữ cảnh”, “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”, “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”, “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”. Ở bộ môn làm văn, kiến thức giao tiếp khẩu ngữ thể hiện trong bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, phân bố trong hai tiết, “Luyện nói: thảo luận, tranh luận”. Kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc

giới thiệu trong 9 tiết gồm 3 tiết lí thuyết và 1 tiết luyện tập, 5 tiết thực hành. Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình lớp 11 là 9/122,5 tiết chiếm 7,43% chƣơng trình. So với lớp 10, tỷ lệ nội dung giao tiếp khẩu ngữ đƣa vào sách giáo khoa tăng lên cả về kiến thức và khối lƣợng bài tập nhất định.

SGK Ngữ văn 12: Phát biểu theo chủ đề

Hiểu đƣợc yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. Trình bày đƣợc ý kiến của mình trƣớc tập thể phù hợp với chủ đề đƣợc nói tới.

Nhân vật giao tiếp

Nắm vững đặc điểm, vai trò trong hoạt động giao tiếp và tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp. Có kĩ năng nói, viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định.

Thực hành về hàm ý

Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Củng cố và nâng cao các kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo lập hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ.

Phát biểu tự do

Hiểu đƣợc thế nào là phát biểu tự do. Thông qua thực hành, luyện tập, bƣớc đầu biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc.

Trong sách giáo khoa lớp 12, ở bộ môn tiếng Việt, kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc giới thiệu trong bài “Nhân vật giao tiếp”, “Thực hành về hàm ý”. Ở bộ môn làm văn, kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc giới thiệu trong bài “Phát biểu theo chủ đề”, “Phát biểu tự do”. Kiến thức giao tiếp khẩu ngữ đƣợc giới thiệu trong 5 tiết, chia nhỏ lí thuyết thành ba tiết và 2 tiết thực hành có bài tập đi kèm là hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS. Cấu trúc chƣơng trình giao tiếp khẩu ngữ ở lớp 12 chia đều cả lí thuyết và luyện tập. Việc phân

chia cấu trúc chƣơng trình nhƣ vậy tạo điều kiện cho HS vừa tiếp nhận, vừa thực hành kiến thức. Mặt khác, cách phân chia này còn phù hợp với nội dung kiến thức đƣợc đƣa ra trong 5 tiết. Nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong chƣơng trình lớp 12 là 5/105 tiết chiếm 4,76% chƣơng trình. So với lớp 11, tỷ lệ nội dung giao tiếp khẩu ngữ đƣa vào sách giáo khoa giảm đi, nhƣng vẫn đảm bảo về kiến thức và khối lƣợng bài tập nhất định.

Nói chung, SGK môn Ngữ văn THPT có những ƣu điểm sau: biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp, thể hiện sự đổi mới phƣơng pháp dạy học, phần chủ yếu của bài học là các hoạt động học tập đƣợc đề ra cho HS theo nguyên tắc tích hợp. Tích hợp ở đây là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các bộ môn Văn, tiếng Việt, làm văn nhằm hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, đặc biệt đã chú trọng đến việc rèn luyện khả năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS. Trong SGK Ngữ văn THPT, các bài học về đọc - hiểu tác phẩm, tiếng Việt và làm văn đƣợc sắp xếp đan xen nhau, hỗ trợ cho nhau. Thông qua tri thức của ba bộ môn mà năng lực đọc văn và làm văn của HS đƣợc hình thành và rèn luyện đồng bộ. Đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng đọc văn, làm văn mà củng cố và phát triển kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ.

Các nội dung giao tiếp khẩu ngữ đƣợc đƣa vào sách giáo khoa với những bài học cụ thể rèn luyện các kĩ năng nghe - nói của giao tiếp khẩu ngữ cho HS. Các nội dung giao tiếp khẩu ngữ đƣợc giảng dạy là những nội dung tiêu biểu cho tác dụng mở rộng khả năng giao tiếp khẩu ngữ qua các bài học về đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa, văn học, giúp HS có cái nhìn bao quát hơn đối với những đóng góp và vai trò của giao tiếp khẩu ngữ trong hoạt động giao tiếp cũng nhƣ trong hoạt động học tập, bồi dƣỡng cho các em kĩ năng và năng lực giao tiếp khẩu ngữ, góp phần xây dựng khả năng sử dụng ngôn ngữ khẩu ngữ và phát triển tƣ duy cho các em.

Với hai mảng nội dung chính: một là hoạt động giao tiếp tiêu biểu dƣới dạng câu chuyện có nhân vật, tình tiết diễn biến câu chuyện…Nội dung thứ hai là các kiểu văn bản và phƣơng thức biểu đạt, dƣới dạng một vấn đề văn hóa, xã hội… cung cấp trọng điểm ngôn ngữ, trọng điểm ngữ pháp và chủ đề nội dung tƣ tƣởng, văn hóa khác nhau có lợi cho việc rèn luyện khả năng tổng hợp cho HS, nhất là kĩ năng diễn đạt nói dƣới nhiều hình thức đa dạng.

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của SGK môn Ngữ văn bậc THPT hiện nay là vì SGK tổng hợp nên giờ dạy nói chủ yếu thể hiện ở giờ làm văn và tiếng Việt, nhiều từ ngữ, văn phong, cấu trúc thuộc loại hình văn tiết, không mang tính chất của văn nói, tùy từng bài cụ thể mà cần có sự điều chỉnh cần thiết từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói.

Tuy các bài học trong sách giáo khoa thƣờng bắt đầu bằng các ngữ liệu, đoạn hội thoại hoặc văn bản, song sự thể hiện trong sách giáo khoa chủ yếu là để giới thiệu bài học trong các giờ giảng văn, làm văn, từ hoặc cấu trúc ngữ pháp mới trong giờ tiếng Việt, chứ chƣa đƣợc khai thác một cách đúng mức để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho HS.

Về nội dung bài học coi nhẹ dạng ngôn ngữ nói do đó coi nhẹ dạy cả kĩ năng nghe và kĩ năng nói tiếng Việt. Quan niệm về các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ chƣa toàn diện, do đó còn bỏ qua nhiều kĩ năng cụ thể cần luyện tập (ví dụ nhƣ: chƣa chú ý luyện tập các kĩ năng cụ thể về nghe, nói trong hội thoại, trong giao tiếp ở gia đình, nhà trƣờng và xã hội, chƣa chú ý luyện tập các kĩ năng cụ thể để thông hiểu khi nghe…). Chƣa khai thác vốn ngôn ngữ của học sinh khi học tiếng Việt.

Quan niệm về các loại văn bản cần dạy và dùng làm ngữ liệu học tập chƣa toàn diện. Chƣơng trình Ngữ văn hiện hành còn quá thiên về dạy các văn bản mang tính nghệ thuật, chƣa coi trọng dạy các loại văn bản nhật dụng, các đoạn hội thoại, đối thoại sử dụng trong đời sống hàng ngày và trong giao tiếp.

Chƣơng trình môn Ngữ văn hiện hành thiên về cung cấp kiến thức văn học nên hầu hết các chuẩn về kĩ năng đọc, viết đều liên quan đến văn học, các chuẩn này chƣa đƣợc cụ thể hóa thành những kĩ năng, thao tác cụ thể, “mức độ cần đạt” thƣờng là “hiểu, cảm nhận đƣợc những nét chính về nội dung và nghệ thuật”, “bƣớc đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại”, phần “diễn giải” thƣờng nêu các kĩ năng đi kèm là “nhớ, đọc thuộc lòng”, trong đó “nhớ” chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Những yếu tố đi đằng sau các động từ này thƣờng là những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của một văn bản cụ thể nên chƣa đo đƣợc năng lực của HS, các chuẩn kiến thức, kĩ năng đƣợc nêu là những chuẩn cần đạt với những văn bản cụ thể trong chƣơng trình, SGK nên khó áp dụng với các văn bản ngoài chƣơng trình...

Qua khảo sát giảng dạy nội dung giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông, chúng tôi đƣợc GV cho biết đây là những nội dung khó truyền tải, xuất hiện rất nhiều khó khăn trong cách giảng của GV cũng nhƣ luyện tập nói cho HS, việc này dẫn đến dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong môn Ngữ văn ở trƣờng THPT chƣa đạt hiệu quả cao.

2.3. Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giáo án môn Ngữ văn ở một số trƣờng THPT Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)