Nguyên tắc dạy học giao tiếp khẩu ngữ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 116)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Nguyên tắc dạy học giao tiếp khẩu ngữ

Phƣơng pháp dạy học giao tiếp khẩu ngữ rất phong phú, đa dạng. Những phƣơng pháp có hiệu quả đã đƣợc chứng minh trên thực tiễn, đƣợc nhiều GV vận dụng vào giờ giảng của mình. Nhƣng cũng còn khá nhiều GV dạy học giao

tiếp khẩu ngữ vẫn theo cách thức dạy đọc hiểu, ví dụ nhƣ: học từ mới, giảng giải từ trọng điểm, đọc mẫu bài học, dẫn đọc, cả lớp đồng thanh đọc theo, đọc theo phân vai… Chỉ có điều khác nhau là trong phần luyện tập cho thêm một số bài tập nhƣ: đối thoại với tình huống giao tiếp, thảo luận một đoạn phát triển hội thoại theo nội dung bài khóa. Nhƣ vậy, các GV trong quá trình dạy học đã

không hiểu hoặc hiểu không sâu về tính chất, nhiệm vụ và đặc điểm của nội

dung bài học giao tiếp khẩu ngữ, phân biệt không rõ giới hạn và mục đích của dạy học giao tiếp khẩu ngữ và dạy học đọc hiểu, đã hao phí rất nhiều công sức để đi theo đƣờng vòng. Cho nên, xác định rõ nguyên tắc của dạy học giao tiếp khẩu ngữ có ý nghĩa thực dụng thiết thực.

Nguyên tắc thứ nhất đó là dạy học giao tiếp khẩu ngữ phải chú ý đến sự

chuyển đổi giữa ngôn ngữ và lời nói. Bởi tƣ duy và sự biểu đạt của ý nghĩ luôn gắn liền với sự lựa chọn từ ngữ và mẫu câu. Do đó, nhiệm vụ của bài học về

lời nói. Ngƣời GV trong khi dạy học giao tiếp khẩu ngữ trƣớc tiên phải chú

trọng đến nội dung luyện tập, những chủ điểm lựa chọn, không chỉ nghĩ tới tính

thực dụng, tính giao tiếp mà còn phải thú vị, hấp dẫn.

Nguyên tắc thứ hai là dạy học giao tiếp khẩu ngữ phải chú trọng và

quán triệt quy tắc hợp tác. Mục đích của dạy học giao tiếp khẩu ngữ là rèn

luyện kĩ năng và nâng cao năng lực biểu đạt khẩu ngữ cho HS. Nếu nhƣ HS độc thoại chỉ cần chuẩn bị tốt nội dung của lời nói, nếu HS hội thoại phải chú ý đến sự hợp tác và điều tiết của hai bên. Hợp tác ở đây là trình độ tri thức, năng lực tiếp thu thông tin và hoàn cảnh xã hội khi đang giao tiếp. Nếu

nội dung đàm thoại vƣợt qua phạm vi kiến thức của đối phƣơng thì rất khó

giao tiếp với nhau, lƣợng thông tin trong một đơn vị thời gian quá nhiều, hoặc chủ điểm đề cập đến không phù hợp với hoàn cảnh xã hội của đối phƣơng thì cũng rất khó để tiến hành giao tiếp. Trong giao tiếp phải triển khai, phát triển, chuyển đổi theo chủ đề của đối tƣợng giao tiếp, không nên mỗi ngƣời nói một nội dung khác nhau, không có liên quan với nhau. Những nguyên nhân trên đã gây ra rất nhiều khó khăn khi GV vận dụng nguyên tắc dạy học giao tiếp khẩu ngữ trong giờ hội thoại. Đây là những điều rất quan trọng mà GV khi dạy học giao tiếp khẩu ngữ cần phải chú ý tới.

Nguyên tắc thứ ba là dạy học giao tiếp khẩu ngữ phải có đầy đủ thời gian để luyện tập: kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ có nhiều đặc điểm khác các kĩ năng khác nhƣ: thời gian ngắn, vừa suy nghĩ vừa tạo lời vừa nói. Từ suy nghĩ chuyển thành lời nói, đặc biệt là biểu đạt ngôn ngữ đích phải trải qua trình tự rất nhiều khâu để lựa chọn, nếu không có một thời gian nhất định thì không thể đạt đƣợc hiệu quả. Do đó, trong dạy học giao tiếp khẩu ngữ, sự giảng giải của GV không

thể thay thế đƣợc sự luyện tập của HS, phải có một thời gian nhất định để cho HS luyện tập.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 116)