Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giáo án môn Ngữ văn ở

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giáo án môn Ngữ văn ở

Qua điều tra nghiên cứu trong giáo án dạy học môn Ngữ văn bậc THPT, có thể nói rằng, việc dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông chƣa có điều kiện và môi trƣờng phù hợp để phát triển đều các kỹ năng ngôn ngữ cho HS. Một số nhƣợc điểm còn tồn tại nhƣ:

Các giáo án mới chỉ là sự tham khảo từ hƣớng dẫn trong sách giáo viên và một số các tài liệu tham khảo khác mà chƣa có tính sáng tạo để phù hợp với điều kiện giảng dạy, phù hợp với tâm lý, trình độ của HS.

Đa số các giáo án đều không có định hƣớng giao tiếp khẩu ngữ cho bài học: quan niệm về bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ chƣa đầy đủ, chƣa

làm rõ việc dạy học môn Ngữ văn chính là dạy sử dụng kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ trong giao tiếp và suy nghĩ, học tập. Do quan điểm giao tiếp khẩu ngữ chƣa đƣợc xác lập đầy đủ, toàn diện trong giáo án và GV chƣa quan tâm đầy đủ đến việc hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ ở ngƣời học. Do đó những tri thức đặt ra trong bài học hầu nhƣ không đề cập đến việc rèn luyện năng lực giao tiếp khẩu ngữ nên chất lƣợng bài soạn và kết quả tiết dạy chƣa cao. Phần lớn giáo án soạn sơ sài chƣa thể hiện đƣợc rõ công việc của HS, tiến trình tổ chức bài học thƣờng đƣợc tiến hành theo hình thức: GV giới thiệu bài học, nêu mục đích yêu cầu bài học, đọc mẫu từng văn bản hoặc đoạn văn rồi HS đọc theo. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa về nội dung của văn bản hoặc ngữ liệu và làm một số bài tập ngữ pháp (trong giờ học tiếng). Vì thế vẫn chƣa hoàn toàn khắc phục đƣợc tình trạng thầy diễn giảng, còn HS nghe và ghi chép theo. HS chƣa có đƣợc những hoạt động giao tiếp khẩu ngữ một cách cụ thể và sụ tự ý thức, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức bài học ở các em còn hạn chế.

Khi soạn giáo án dạy môn Ngữ văn, nhiều GV chỉ đi sâu khai thác nội dung mà chƣa chú ý đến phƣơng pháp dạy học, đặc biệt là phƣơng pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ cho HS. Các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng bồi dƣỡng năng lực giao tiếp cho HS chƣa đƣợc sử dụng trong dạy và học môn Ngữ văn. GV chƣa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ. Hoặc có chú ý đến nhƣng chƣa đảm bảo sự thành thạo, thuần thục trong giao tiếp khẩu ngữ của HS, dẫn đến tình trạng còn nhiều hạn chế đến kết quả học tập môn Ngữ văn (nhƣ khắc phục lỗi giao tiếp, lỗi đàm thoại, phát biểu tự do, phát biểu cảm tƣởng…chƣa hiệu quả).

Bên cạnh đó hình thức kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn ở bậc THPT hiện nay, chƣa “đo” đƣợc năng lực ngƣời học và chƣa góp phần điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp dạy học. Các đề kiểm tra thƣờng xuyên, đề

kiểm tra định kì, đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh hầu nhƣ đƣợc ra theo dạng “đề đóng”, tính tích hợp chƣa cao. Các câu hỏi chủ yếu đánh giá HS ở 2 mức nhận biết và thông hiểu. Phần lớn nội dung các đề thi kiểm tra kiến thức về văn học, về chính những văn bản đã học trong chƣơng trình và sách giáo khoa. Việc kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn của GV hiện nay thƣờng diễn ra dƣới hai hình thức: kiểm tra miệng yêu cầu HS nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở và kiểm tra viết viết về một vấn đề nào đó của văn bản đã học.

Có thể nói rằng các hoạt động chủ yếu và phổ biến trong giáo án môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông tập trung vào bài tập đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng và viết câu. Còn kỹ năng giao tiếp bằng khẩu ngữ và nghe hiểu thì hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên không phải là do GV bộ môn mà do những ràng buộc về mặt quản lý dạy học cũng nhƣ hình thức kiểm tra đánh giá. Ở bậc phổ thông, mọi chƣơng trình và lịch trình dạy học đều đƣợc các cấp quản lý giáo dục đào tạo, ít nhất là từ cấp Sở Giáo dục và Đào tạo trở xuống định sẵn và chịu sự giám sát thực hiện chặt chẽ của cấp Trƣờng và đôi khi của cả cấp Phòng và Sở. Các bài kiểm tra và thi, thiên về đọc hiểu và bài tập ngữ pháp, thƣờng đƣợc một tập thể chuyên gia nào đó soạn sẵn. Những ràng buộc và hạn chế này là nguyên nhân chính làm cho việc dạy học môn Ngữ ở các trƣờng phổ thông trở nên thụ động và trình độ kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ của HS không đồng đều.

2.4. Nội dung bồi dƣỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giao tiếp khẩu ngữ cho học sinh trong dạy học ngữ văn ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)