Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KỂ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHƯỚC HƯNG (Trang 52 - 53)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhiều tài sản mà chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty bị hư hỏng nặng phải tiến hành sửa chữa và thay thế một số bộ phận.

Sửa chữa TSCĐ gồm:

+ Sửa chữa nhỏ: Chi phí sửa chữa không lớn, được hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ.

+ Sửa chữa lớn: Chi phí sửa chữa cao thời gian dài, tăng năng lực công suất của TSCĐ.

Việc này cũng có thể do công nhân nhà máy sửa chữa cũng có thể phải thuê ngoài để phản ánh kế toán.

Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”.

Công ty sử dụng TK 241 để phản ánh các chi phí sửa chữa lớn phát sinh, Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn.

Việc sửa chữa tại các PX là do các kỹ sư của phòng Cơ điện trực tiếp sửa chữa. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc định khoản:

Nợ TK 627: Nếu dùng TSCĐ cho hoạt động sản xuất. Nợ TK 642: Nếu dùng TSCĐ cho hoạt động quản lý.

Có TK 334, 338,152,…. – Chi phí sửa chữa. +Kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa TSCĐ: Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 331: Tổng số tiền phải trả người cung cấp. Có TK 111, 112, 152…. Xí nghiệp tự sửa chữa + Kết chuyển chi phí sửa chữa khi hoàn thành:

Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch.

Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch( lớn). Nợ TK 627,642: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nhỏ). Có TK 241: Giá thành sửa chữa thực tế

Báo cáo thực  GVHD: ThS Mai Thanh Giang

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KỂ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHƯỚC HƯNG (Trang 52 - 53)