Đánh giá chung về thực trạng xây dựng môi trƣờng học tập tích cực

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.Đánh giá chung về thực trạng xây dựng môi trƣờng học tập tích cực

Trong những năm qua việc xây dựng môi trƣờng học tập cho học viên đặc biệt đối với học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập đã đƣợc Ban chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng quan tâm triển khai quán triệt trong các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng. Đồng thời việc huy động các nguồn lực nhằm xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cũng đã phát huy đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên chƣa trở thành một hoạt động mang tính độc lập mà nó đƣợc lồng ghép trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể, các tập thể, cá nhân trong nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo bồi dƣỡng. Ban Chấp hành Đảng ủy chƣa chỉ đạo việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn đơn vị. Bởi vậy nhận thức của một bộ phận cán bộ viên chức trong nhà trƣờng chƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầy đủ về vấn đề này. Nhà trƣờng chƣa xây dựng đƣợc một kế hoạch cụ thể đồng thời cũng chƣa thành lập đƣợc một Ban chỉ đạo riêng cho vấn đề này. Do đó công tác tổ chức còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ; việc tổ chức phân công phân nhiệm chƣa thật cụ thể, rõ ràng dẫn đến hiệu quả công tác này chƣa cao. Bởi vậy vấn đề bức thiết hiện nay là phải biến tất cả những hoạt động mang tính tự phát nhằm xây dựng môi trƣờng học tập tích cực thành những hoạt động mang tính tự giác. Muốn vậy đòi hỏi lãnh đạo nhà trƣờng phải tổ chức việc xây dựng môi trƣờng học tập một cách bài bản, khoa học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng về môi trƣờng học tập của học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trƣờng chính trị tỉnh Điện Biên chúng tôi nhận thấy :

Vấn đề xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên đã đƣợc Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm chỉ đạo bằng nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng. Các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực đã đƣợc Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám hiệu triển khai, quán triệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng. Việc huy động các nguồn lực nhằm xây dựng môi trƣờng học tập tích cực đƣợc thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên chƣa trở thành một hoạt động mang tính độc lập mà nó đƣợc lồng ghép trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo. Ban chấp hành đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trƣờng chƣa chỉ đạo việc xây dựng môi trƣờng học tập trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn đơn vị. Do vậy nhận thức của một bộ phận cán bộ, giảng viên chƣa đầy đủ về vấn đề này. Dẫn đến coi nhẹ việc xây dựng môi trƣờng học tập, chƣa chủ động tích cực tham gia xây dựng môi trƣờng học tập. Bởi vậy tất cả các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập đều là hoạt động mang tính tự phát của cá tập thể, cá nhân nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên cơ bản là khá, tốt thể hiện ở trình độ chuyên môn; kỹ năng sƣ phạm; kỹ năng tạo lập môi trƣờng học tập tích cực cho ngƣời học; việc đổi mới phƣơng pháp…Tuy nhiên qua điều tra khảo sát vẫn còn một số ít giảng viên có kỹ năng sƣ phạm đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Vấn đề đặt ra ở đây là lãnh đạo nhà trƣờng cần tăng cƣờng hơn nữa các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên. Và điều quan trọng hơn nữa là bản thân mỗi giảng viên phải không ngừng tự học tập, tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác giáo dục hiện nay.

Hoạt động tự học của học viên đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy học viên còn thiếu kỹ năng và phƣơng pháp tự học. Bên cạnh đó một số học viên chƣa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn dẫn đến chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động trong mọi hoạt động nhất là hoạt động tự học, tự nghiên cứu.

Các mối quan hệ ứng xử, giao tiếp trong nhà trƣờng đảm bảo tính mô phạm, đảm bảo tính chuẩn mực cao. Cán bộ, viên chức, giảng viên và học viên trong nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc các mối quan hệ thân thiện, cởi mở, hợp tác. Tuy nhiên vẫn còn một số ít cán bộ, giảng viên và học viên chƣa hài lòng về cách giao tiếp ứng xử trong nhà trƣờng. Đây cũng là một vấn đề cần đƣợc xem xét và khắc phục trong thời gian tới.

Vấn đề xây dựng môi trƣờng học tập tích cực còn bộ lộ một số hạn chế nhƣ sau: công tác tổ chức vấn đề này còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Việc tổ chức phân công phân nhiệm chƣa thật cụ thể, rõ ràng dẫn đến hiệu quả công tác này chƣa cao.

Tất cả những vấn đề trên đều tác động trực tiếp đến việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trƣờng Chính trị tỉnh Điện Biên. Để làm tốt công tác này cần có những nghiên cứu tổng thể về các nội dung, điều kiện, các yếu tố nhằm xây dựng môi trƣờng học tập. Đồng thời phải đề ra những biện pháp nhằm phát huy nội lực của nhân tố con ngƣời đó là: Năng lực của đội ngũ giảng viên, năng lực và ý thức tự học của học viên. Đặc biệt là phát huy vai trò quan trọng của ngƣời hiệu trƣởng trong việc chỉ đạo, tổ chức và điều hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP TÍCH CỰC CHO HỌC VIÊN LÀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP

CƠ SỞ Ở TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu của nội dung chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng. Đồng thời các biện pháp đó phải phù hợp với mục đích, nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên. Nguyên tắc này giúp cho các biện pháp có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trƣờng chính trị Điện Biên trong giai đoạn nay.

Các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên thực hiện đƣợc và đảm bảo: Không tạo áp lực cho giảng viên và học viên, tạo hứng thú học tập cho học viên và nêu cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đảm bảo cho việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm nhất, ít thời gian, tiết kiệm nhân lực song vẫn đạt đƣợc hiệu quả nhƣ kế hoạch đã đề ra. Kết quả đạt đƣợc thực sự có ý nghĩa tác dụng đổi với sự phát triển của nhà trƣờng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp xây dựng phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý; đảm bảo các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, liên kết với nhau và hỗ trợ nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và cân đối

Các biện pháp đề xuất phải tác động đến cả 3 mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ quản lý, giảng viên cán bộ viên chức, học viên trong nhà trƣờng tạo sự thay đổi về mọi mặt nhằm xây dựng có hiệu quả môi trƣờng học tập tích cực ở trƣờng chính trị.

Đồng thời các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên phải tạo sự cân đối giữa các nội dung xây dựng môi trƣờng học tập tích cực nhƣ: Cơ sở vật chất, năng lực phẩm chất của ngƣời dạy, ý thức năng lực ngƣời học công tác tổ chức, xây dựng môi trƣờng học tập của nhà quản lý.

3.2. Các biện pháp xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trƣờng chính trị tỉnh Điện Biên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giảng viên và học viên về sự cần thiết phải xây dựng môi trường học tập tích cực cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xây dựng môi trường học tập tích cực cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho cán bộ, giảng viên và học viên hiểu rõ đƣợc các yếu tố cấu thành môi trƣờng học tập tích cực của ngƣời học, vai trò tầm quan trọng của môi trƣờng học tập tích cực đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và bồi dƣỡng của nhà trƣờng. Qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và viên chức trong nhà trƣờng xác định đƣợc vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở sẽ làm thay đổi những quan niệm, cách tƣ duy về môi trƣờng học tập. Cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức và học viên trong nhà trƣờng có nhận thức đúng sẽ xây dựng đƣợc động cơ đúng đắn và hành động thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho cán bộ, giảng viên, viên chức trong nhà trƣờng hiểu rõ đƣợc mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức nhằm tạo cho họ có nhận thức đúng đắn trong việc chỉ đạo và tổ chức việc xây dựng môi trƣờng

Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm, mô hình thực tế từ các đơn vị Trƣờng khác.

3.2.1.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải bắt đầu từ sự chuyển biến trong nhận thức của những cán bộ lãnh đạo quản lý của nhà trƣờng và các đơn vị Khoa, Phòng . Họ phải là những ngƣời khởi xƣớng, chỉ đạo và tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy, ủng hộ, cổ vũ và khích lệ đội ngũ giảng viên cán bộ, viên chức và học viên trong nhà Trƣờng tìm hiểu, nghiên cứu về sự cần thiết phải xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Ban giám hiệu cùng các đồng chí trƣởng các Khoa, Phòng, giáo viên chủ nhiệm phải có sự định hƣớng nhất quán và có sự chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Phải dành một nguồn kinh phí nhất định cho việc tập huấn thăm quan học tập mô hình.

3.2.2. Tăng cường quản lý công tác tổ chức xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm xác định rõ kế hoạch hoạt động, những nội dung, nhiệm vụ phải đƣợc thực hiện, ngƣời thực hiện và cách thức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua các kế hoạch, các hội nghị, các cuộc họp chuyên môn; thông qua các buổi mạn đàm trao đổi.

Lãnh đạo nhà trƣờng cần tổ chức triển khai, tuyên truyền quán triệt trong các Hội nghị, các cuộc họp chuyên môn để việc xây dựng môi trƣờng trở thành một phong trào rộng khắp và có sức lan tỏa lớn trong nhà trƣờng. Để từ đó khuyến khích ngƣời dạy, ngƣời học phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình giáo dục.

Cần tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt giữa khâu lập kế hoạch, tổ chức thành lập Ban chỉ đạo, Tổ chức phân công phân nhiệm, Tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm.

Nhà trƣờng cần một kế hoạch cụ thể cho phong trào xây dựng môi trƣờng học tập tích cực, thành lập một Ban chỉ đạo riêng cho phong trào này. Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo phân công, phân nhiệm công việc cụ thể; tổ chức kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện cho từng tổ chức, cá nhân; Tổ chức sơ kết, tổng kết đúng thời gian qui định, khen thƣởng những tập thể, cá nhân có những thành tích tốt và phê bình, góp ý những tập thể, cá nhân chƣa thực hiện tốt phong trào "xây dựng môi trƣờng học tập tích cực”.

3.2.2.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trƣờng, cán bộ, giảng viên và học viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Cán bộ, giảng viên và học viên phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cuả mình trong việc thực hiện các nội dung nhằm xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

3.2.3. Tăng cường phát triển mối quan hệ ứng xử thân thiện trong nhà trường

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Tạo ra một môi trƣờng làm việc tích cực, thân thiện, cởi mở, chia sẻ trong nhà trƣờng. Trong môi trƣờng đó mọi ngƣời đều tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Các mối quan hệ đƣợc phát triển theo hƣớng: công bằng, dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, gắn với kỷ cƣơng nền nếp của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp trong nhà trƣờng nhằm phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể, tạo môi trƣờng văn hóa chia sẻ, hợp tác nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

i. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường

Các mối quan hệ trong nhà trƣờng đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, dân chủ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng nội quy, quy chế làm việc của nhà trƣờng trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Trên cơ sở đó đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệ hành chính giữa ban Giám hiệu với các đơn vị Khoa, Phòng; giữa các đơn vị khoa, phòng và có cơ chế phối hợp trong thực thi nhiệm vụ.

Phải xây dựng nguyên tắc “tập trung dân chủ” thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức trong mọi hoạt động của nhà trƣờng.

Cán bộ quản lý phải làm tốt việc phân giao công việc và chia sẻ quyền lực tạo cho cấp dƣới tâm lý đƣợc tôn trọng, đƣợc thừa nhận. Khi giải quyết các nội dung công việc cần đảm bảo nguyên tắc nhƣng cũng phải mềm dẻo, linh hoạt. Từ đó xây dựng bầu không khí tâm lý thoải mái, phấn khởi hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau.

Tạo ra nhiều hoạt động tập thể để đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có điều kiện giao lƣu, trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn và cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 91 - 125)