Nâng cao nhận thức của giảng viên và học viên về sự cần thiết

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 95 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giảng viên và học viên về sự cần thiết

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho cán bộ, giảng viên và học viên hiểu rõ đƣợc các yếu tố cấu thành môi trƣờng học tập tích cực của ngƣời học, vai trò tầm quan trọng của môi trƣờng học tập tích cực đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và bồi dƣỡng của nhà trƣờng. Qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và viên chức trong nhà trƣờng xác định đƣợc vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở sẽ làm thay đổi những quan niệm, cách tƣ duy về môi trƣờng học tập. Cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức và học viên trong nhà trƣờng có nhận thức đúng sẽ xây dựng đƣợc động cơ đúng đắn và hành động thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho cán bộ, giảng viên, viên chức trong nhà trƣờng hiểu rõ đƣợc mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức nhằm tạo cho họ có nhận thức đúng đắn trong việc chỉ đạo và tổ chức việc xây dựng môi trƣờng

Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm, mô hình thực tế từ các đơn vị Trƣờng khác.

3.2.1.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải bắt đầu từ sự chuyển biến trong nhận thức của những cán bộ lãnh đạo quản lý của nhà trƣờng và các đơn vị Khoa, Phòng . Họ phải là những ngƣời khởi xƣớng, chỉ đạo và tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy, ủng hộ, cổ vũ và khích lệ đội ngũ giảng viên cán bộ, viên chức và học viên trong nhà Trƣờng tìm hiểu, nghiên cứu về sự cần thiết phải xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Ban giám hiệu cùng các đồng chí trƣởng các Khoa, Phòng, giáo viên chủ nhiệm phải có sự định hƣớng nhất quán và có sự chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Phải dành một nguồn kinh phí nhất định cho việc tập huấn thăm quan học tập mô hình.

3.2.2. Tăng cường quản lý công tác tổ chức xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm xác định rõ kế hoạch hoạt động, những nội dung, nhiệm vụ phải đƣợc thực hiện, ngƣời thực hiện và cách thức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua các kế hoạch, các hội nghị, các cuộc họp chuyên môn; thông qua các buổi mạn đàm trao đổi.

Lãnh đạo nhà trƣờng cần tổ chức triển khai, tuyên truyền quán triệt trong các Hội nghị, các cuộc họp chuyên môn để việc xây dựng môi trƣờng trở thành một phong trào rộng khắp và có sức lan tỏa lớn trong nhà trƣờng. Để từ đó khuyến khích ngƣời dạy, ngƣời học phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình giáo dục.

Cần tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt giữa khâu lập kế hoạch, tổ chức thành lập Ban chỉ đạo, Tổ chức phân công phân nhiệm, Tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm.

Nhà trƣờng cần một kế hoạch cụ thể cho phong trào xây dựng môi trƣờng học tập tích cực, thành lập một Ban chỉ đạo riêng cho phong trào này. Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo phân công, phân nhiệm công việc cụ thể; tổ chức kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện cho từng tổ chức, cá nhân; Tổ chức sơ kết, tổng kết đúng thời gian qui định, khen thƣởng những tập thể, cá nhân có những thành tích tốt và phê bình, góp ý những tập thể, cá nhân chƣa thực hiện tốt phong trào "xây dựng môi trƣờng học tập tích cực”.

3.2.2.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trƣờng, cán bộ, giảng viên và học viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

Cán bộ, giảng viên và học viên phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cuả mình trong việc thực hiện các nội dung nhằm xây dựng môi trƣờng học tập tích cực.

3.2.3. Tăng cường phát triển mối quan hệ ứng xử thân thiện trong nhà trường

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Tạo ra một môi trƣờng làm việc tích cực, thân thiện, cởi mở, chia sẻ trong nhà trƣờng. Trong môi trƣờng đó mọi ngƣời đều tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Các mối quan hệ đƣợc phát triển theo hƣớng: công bằng, dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, gắn với kỷ cƣơng nền nếp của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp trong nhà trƣờng nhằm phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể, tạo môi trƣờng văn hóa chia sẻ, hợp tác nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

i. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường

Các mối quan hệ trong nhà trƣờng đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, dân chủ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Xây dựng nội quy, quy chế làm việc của nhà trƣờng trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Trên cơ sở đó đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệ hành chính giữa ban Giám hiệu với các đơn vị Khoa, Phòng; giữa các đơn vị khoa, phòng và có cơ chế phối hợp trong thực thi nhiệm vụ.

Phải xây dựng nguyên tắc “tập trung dân chủ” thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức trong mọi hoạt động của nhà trƣờng.

Cán bộ quản lý phải làm tốt việc phân giao công việc và chia sẻ quyền lực tạo cho cấp dƣới tâm lý đƣợc tôn trọng, đƣợc thừa nhận. Khi giải quyết các nội dung công việc cần đảm bảo nguyên tắc nhƣng cũng phải mềm dẻo, linh hoạt. Từ đó xây dựng bầu không khí tâm lý thoải mái, phấn khởi hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau.

Tạo ra nhiều hoạt động tập thể để đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có điều kiện giao lƣu, trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn và cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Cán bộ, giảng viên cần phải không ngừng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và vận dụng linh hoạt trong mọi hoạt động của mình nhằm tạo ra một nếp sống văn minh nơi công sở, tạo hình ảnh đẹp của ngƣời cán bộ làm công tác giáo dục chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa giảng viên với học viên; giữa học viên với học viên.

Việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản là sự tôn trọng lẫn nhau. Giảng viên cần đổi mới tƣ duy và nhận thức về mối quan hệ thầy trò, cần phải tôn trọng nhân cách của học viên trong giao tiếp, trong giảng dạy. Trong hoạt động dạy học giảng viên phải là ngƣời trợ giúp, định hƣớng cho ngƣời học. Giảng viên cần tăng cƣờng sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm để tạo sự gần gũi giữa ngƣời dạy với ngƣời học.

Giảng viên cần khách quan, công bằng, dân chủ trong việc đánh giá kết quả học tập của học viên. Sự công bằng khách quan trong đánh giá tạo nên uy tín của ngƣời thầy và động lực thúc đẩy hoạt động học tập của ngƣời học. Trong mọi mối quan hệ với học viên không gây khó khăn, sách nhiễu, không vụ lợi và luôn biết lắng nghe, khiêm tốn và cầu thị sự tiến bộ khi tiếp thu ý kiến từ học viên.

Nhà trƣờng cần tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu, các hoạt động tập thể để tạo ra những môi trƣờng hoạt động thoái mái giúp giảng viên với học viên, học viên với học viên hiểu nhau hơn.

3.2.2.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Cán bộ, giảng viên và học viên cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng các mối hệ ứng xử có văn hóa trong một tập thể sƣ phạm.

Nhà trƣờng phải đầu tƣ thích đáng cho việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tạo cơ hội giao lƣu, học hỏi chia sẻ giữa giảng viên- học viên; giữa học viên - học viên.

Cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng không lạm dụng quyền hạn của mình trong mọi mối quan hệ với học viên.

3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức dạy học cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong nhà trường ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong nhà trường

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tạo ra một đội ngũ giảng viên có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy tại trƣờng Chính trị.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Có cơ chế tuyển dụng phù hợp và hiệu quả; thực hiện việc tuyển dụng giảng viên theo quy chế của Học viện chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tuyển dụng phải đúng đối tƣợng, bố trí công việc đúng chuyên môn, chuyên ngành, cần có những yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với viên chức là giảng viên. Để việc tuyển dụng giảng viên khách quan chính xác cần có sự kiểm tra, đánh giá chính xác của Hội đồng Khoa học nhà trƣờng.

Hàng năm nhà trƣờng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng cho giảng viên; mở các lớp bồi dƣỡng về phƣơng pháp, kỹ năng dạy học hiện đại nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên. Chú trọng bồi đƣỡng cho giảng viên các kỹ năng: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng sƣ phạm… Đồng thời hàng năm nhà trƣờng xây dựng kế hoạch cử giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ.

Chỉ đạo các khoa chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm tập trung vào việc đổi mới nội dung phƣơng pháp dạy học, ứng dụng công nghẹ thông tin vào giảng dạy.

Tổ chức thanh tra chuyên, thao giảng cấp Khoa, Trƣờng tạo điều kiện cho giảng viên đƣợc học hỏi và tự khẳng định mình.

Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế cho giảng viên nhằm nâng cao khả năng gắn lý luận vào thực tiễn trong giảng dạy

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời giảng viên, phát huy tính tự giác, tích cực của cá nhân mỗi giảng viên trong việc nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.

Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ phía học viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Thực hiện đánh giá xếp loại giảng viên hàng năm theo quy chế của Học viện, của Nhà trƣờng.Việc đánh giá cần đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng tạo động lực thúc đẩy ngƣời dạy.

Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong nhà trƣờng, cƣơng quyết xử lý giảng viên trong các trƣờng hơp:

Vi phạm về lĩnh vực chuyên môn. Có lối sống, phẩm chất thiếu lành mạnh

Công tác rà soát, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm phát hiện và bồi dƣỡng năng lực của ngƣời giảng viên.

3.2.4.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu nhà trƣờng tham mƣu cho Tỉnh ủy chỉ đạo việc thực hiện thi tuyển giảng viên theo quy chế của Học viện chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ban giám hiệu nhà trƣờng, đội ngũ lãnh đạo quản lý phải kịp thời nắm bắt tình hình và có những chỉ đạo cụ thể quyết liệt đối với việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên.

Giảng viên phải nắm vững và thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

Có chế độ chính sách thỏa đáng đối với giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ và tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.5. Tăng cường quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao ý thức, thái độ và năng lực tự học của học viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm phát huy tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập.

Giúp cho học viên nhận thức đúng về ý nghĩa vai trò của việc tự học đối với chất lƣợng học tập của bản thân cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giúp học viên nâng cao năng lực tƣ duy, tìm tòi khám phá ra những vấn đề mới, hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất. Từ đó học viên vận dụng linh hoạt những vấn đề đã học vào thực tiễn công tác.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Về phía nhà trƣờng: Mỗi giảng viên phải thƣờng xuyên giáo dục nâng cao nhận thức của học viên về vấn đề tự học, giúp học viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn. Giảng viên phải tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, xem tự học nhƣ là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành phƣơngpháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học của học viên.

Giáo viên nên tăng cƣờng các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình... Điều này sẽ buộc học viên phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp hoặc tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.

Để định hƣớng cho học viên vạch ra kế hoạch tự học cá nhân, giảng viên cần đề ra kế hoạch dạy học cụ thể toàn bộ học phần, từng chuyên đề; cung cấp trƣớc cho học viên nghiên cứu để biết mình sẽ làm gì và làm nhƣ thế nào trong quá trình học tập bộ môn, chuyên đề, nội dung đó.

Giảng viên cần hƣớng dẫn học viên cách thức, phƣơng pháp tiến hành hoạt động tự học.

Nhà trƣờng cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của việc tự học: các trang thiết bị hiện đại, phòng học thoáng rộng phù hợp với việc tổ chức các phƣơng pháp dạy học tích cực.

Nhà trƣờng cần xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học trên lớp và tự học tại ký túc xá của nhà trƣờng.

Về phía ngƣời học:

Mỗi học viên phải nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học; phải xây dựng kế hoạch tự học của cá nhân.

Tích cực tham gia trao đổi, thảo luận trong các buổi học trên lớp, các buổi nghiên cứu thực tế nhằm hình thành kỹ năng tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.5.3. Cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp

Việc tự học phải dựa trên một số nguyên tắc và quan trọng nhất là tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ của mỗi học viên.

Phải có điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp.

Phải có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và quản lý của giảng viên.

3.2.6. Quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của học viên

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 95 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)