Thực trạng nhận thức của giảng viên, cán bộ,viên chức và học

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 51 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Thực trạng nhận thức của giảng viên, cán bộ,viên chức và học

tầm quan trọng của môi trường đối với công tác giáo dục của nhà trường

2.3.1.1. Nhận thức của giảng viên và học viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở

i. Nhận thức của giảng viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp sở

Tiến hành điều tra 35 cán bộ giảng viên về vấn đề này chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của giảng viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp sở

STT Nội dung TS Đồng ý Không đồng ý

TS % TS %

1. Nâng cao năng lực công tác cho

ngƣời học 35 35 100 0 0

2. Nâng cao ý thức và năng lực chính

trị cho ngƣời học 35 18 51,4 17 8,6 3. Trang bị kiến thức lý luận cơ bản

cho ngƣời học 35 21 60 14 40

4. Tạo cơ hội thay đổi vị trí việc làm

cho ngƣời học 35 2 5,7 33 94,3

Từ bảng 2.1 chúng ta thấy 100% cán bộ, giảng viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Cụ thể là việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhằm:

Nâng cao năng lực công tác cho ngƣời học (100%). Đây chính là vai trò chủ chốt nhất đƣợc giảng viên xác định trong suốt quá trình truyền đạt tri thức của mình.

Nâng cao ý thức và năng lực chính trị cho học viên (51,4%). Trang bị kiến thức lý luận cơ bản cho ngƣời học (60%).

Nhƣ vậy, cán bộ và giảng viên đều xác định đƣợc vai trò quan trọng của việc đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn hiện nay nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ “vừa hồng”, “vừa chuyên” đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phƣơng nói riêng và yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam nói chung.

Song bên cạnh đó một số cán bộ giảng viên còn có cái nhìn thiếu toàn diện về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ. Cụ thể là còn (5,7%) giảng viên xác định học tập lý luận chính trị tạo cơ hội thay đổi vị trí việc làm cho ngƣời học; 8,6% không đồng ý với vai trò nâng cao năng lực chính trị cho học viên; 40% không đồng ý với vai trò trang bị kiến thức lý luận cơ bản cho ngƣời học. Đây là một vấn đề bất cập mà lãnh đạo nhà trƣờng và cán bộ quản lý cần quan tâm.

ii. Nhận thức của học viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp sở

Để đánh giá nhận thức của học viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chúng tôi tiến hành điều tra 172 học viên. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của học viên về vai trò của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp sở

STT Nội dung TS Đồng ý Không đồng ý

TS % TS %

1. Nâng cao năng lực công tác cho ngƣời học 172 172 100 0 0 2. Nâng cao ý thức và năng lực chính trị

cho ngƣời học 172 85 49,5 87 50,5

3. Trang bị kiến thức lý luận cơ bản cho ngƣời học 172 150 87 22 13 4. Tạo cơ hội thay đổi vị trí việc làm cho

ngƣời học 172 17 9,9 155 89,1

Qua bảng số liệu ta thấy: Đa số học viên nhận thức về vai trò quan trọng của việc học tập lý luận chính trị đối với bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể là:100% số ngƣời đƣợc hỏi đồng ý vai trò: Nâng cao năng lực công tác cho ngƣời học; Nâng cao ý thức và năng lực chính trị cho ngƣời học (49,5%); Trang bị kiến thức lý luận cơ bản cho ngƣời học (87%) ; 90% học viên không nhất trí với việc học tập để thay đổi vị trí công tác. Điều đó chứng tỏ trong nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức của học viên, việc đƣợc đi đào tạo bồi dƣỡng về chính trị có tác dụng to lớn về nhiều mặt giúp cho họ có đủ tri thức, năng lực, kinh nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần xây dựng môi trƣờng tích cực cho ngƣời học nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Song bên cạnh đó còn một số học viên có nhận thức lệch lạc về vấn đề này: 9,9% học viên cho rằng học nhằm tạo cơ hội thay đổi vị trí việc làm. Từ thực tế này nhà trƣờng cần có những biện pháp mang tính chất định hƣớng nhằm phát huy những nhận thức đúng đắn và nhu cầu chính đáng của học viên đối với việc học tập chính trị.

2.3.1.2. Nhận thức của giảng viên và học viên về các nội dung của việc xây dựng môi trường học tập tích cực

i. Nhận thức của giảng viên về các nội dung của việc xây dựng môi trường học tập tích cực

Để đánh thực trạng của vấn đề này chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 35 cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng. Kết quả nhƣ thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của giảng viên về các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực

STT Nội dung TS

Đồng ý Không đồng ý TS % TS %

1. Quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, tạo cảnh

quan cho nhà trƣờng 35 33 92 2 8

2.

Xây dựng các mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữa cán bộ, viên chức và học viên trong nhà trƣờng

35 28 72 28 7

3. Phát triển năng lực và phẩm chất của đội

ngũ cán bộ, viên chức của nhà trƣờng 35 23 65,7 12 34,3 4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

ngƣời học 35 16 45,7 19 54,3

5. Xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng, dân chủ

trong mọi hoạt động của nhà trƣờng 35 4 16 31 84 6. Tất cả các yếu tố trên 35 16 64 19 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng 2.1 cho thấý có 64% cán bộ quản lý, giảng viên có nhận thức đầy đủ về các nội dung xây dựng môi trƣờng học tập tích cực của học viên. Điều đó chứng tỏ việc triển khai việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên chƣa đƣợc quan tâm và triển khai sâu rộng trong nhà trƣờng.

Bên cạnh đó một số cán bộ, giảng viên còn có cách nhìn phiến diện, thiếu đầy đủ về các thành tố cấu tạo nên môi trƣờng học tập. Còn 36% số ngƣời đƣợc hỏi nhận thức chƣa đầy đủ về các thành tố cấu tạo nên môi trƣờng học, còn 34,3% chƣa coi việc phát triển năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trƣờng là thành tố của môi trƣờng học tập tích cực; 84 % số ngƣời đƣợc hỏi chƣa coi việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong học tập là một yếu tố để có một môi trƣờng học tập tích cực; 54,3% cán bộ, giảng viên đƣợc hỏi chƣa coi việc xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trƣờng là thành tố của môi trƣờng học tập tích cực. Phần lớn cán bộ, giảng viên đều cho rằng việc “quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, tạo cảnh quan cho nhà trƣờng và xây dựng các mối quan hệ thân thiện tốt đẹp giữa cán bộ, viên chức,giảng viên và học viên trong nhà trƣờng” là xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho ngƣời học. Chính những cách nhìn thiếu toàn diện này là những cản trở rất lớn cho việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên. Nó làm chậm tiến trình đổi mới của công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng.

ii. Nhận thức của học viên về các nội dung của việc xây dựng môi trường học tập tích cực

Để đánh giá nhận thức của học viên về các về các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 172 học viên của 03 lớp học tại trƣờng, kết quả nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4: Nhận thức của học viên về nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực

STT Nội dung TS Đồng ý Không đồng ý

TS % TS %

1. Quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, tạo cảnh

quan cho nhà trƣờng 35 33 80 2 20

2. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữa cán bộ, viên chức và học viên trong nhà trƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35 28 90 28 10 3. Phát triển năng lực và phẩm chất của đội

ngũ cán bộ, viên chức của nhà trƣờng 35 23 34,3 12 65,7 4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của ngƣời học 35 16 20 19 80

5. Xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng, dân chủ trong

mọi hoạt động của nhà trƣờng 35 4 72 31 28 6. Tất cả các yếu tố trên 35 16 59 19 51

Qua bảng số liệu ta thấy: Đa số học viên đều có nhận thức chƣa đầy đủ về các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực. Chỉ có 59% số học viên đƣợc hỏi có nhận thức đầy đủ về các nội dung của việc xây dựng môi trƣờng học tập tích cực điều đó chứng tỏ rằng phong trào xây dựng môi trƣờng học tập tích cực chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Phần lớn học viên đều cho rằng xây dựng môi trƣờng học tập là: Quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, tạo cảnh quan nhà trƣờng (80%); Xây dựng các mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữa cán bộ, viên chức và học viên trong nhà trƣờng (90%); Xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trƣờng (72%). Tức là họ đang coi trọng những yếu tố bên ngoài mà chƣa thực sự chú ý phát triển các yếu tố nội lực của con ngƣời. Cụ thể là vẫn còn 80% học viên đƣợc hỏi cho rằng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học không phải là một nội dung nhằm xây dựng môi trƣờng; 65,7% học viên quan niệm rằng: “Phát triển năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trƣờng” không phải là một nội dung trong xây dựng môi trƣờng môi trƣờng học tập tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.1.3. Nhận thức của giảng viên và học viên về vai trò của môi trường học tập tích cực

i. Nhận thức của giảng viên về vai trò của môi trường học tập tích cực

Để thấy rõ vai trò của môi trƣờng học tập tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 35 cán bộ, giảng viên. 100% cán bộ quản lý và giảng viên đều cho rằng việc xây dựng môi trƣờng học tập cho học viên là rất cần thiết. Tiếp tục lấy ý kiến cụ thể về nội dung này chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.5: Nhận thức của giảng viên về vai trò của môi trƣờng học tập tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng

STT Nội dung TS Đồng ý Không đồng ý

TS % TS %

1. Tạo động lực cho ngƣời học 35 24 68,6 11 31,4 2. Góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy 35 6 28,6 29 71,4 3. Chỉ là nơi diễn ra hoạt động học tập 35 1 2,4 33 97,6 4. Tạo mục đích, động cơ, điều kiện, phƣơng

tiện cho quá trình giảng dạy và học tập. 35 27 77,2 8 22,8 Qua kết quả khảo sát ta thấy: Đa số cán bộ, giảng viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng học tập đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng. Tuy nhiên vai trò của môi trƣờng học tập đƣợc đánh giá ở các góc độ khác nhau: 68,6 % học viên cho rằng môi trƣờng học tập tạo động lực cho ngƣời học; 21% ý kiến cho rằng môi trƣờng học tập góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy; 77,2% cho rằng nó có tạo mục đích, động cơ, điều kiện, phƣơng tiện cho học viên học tập. Điều đó chứng tỏ rằng phần đông cán bộ giảng viên đã xác định đúng vai trò của môi trƣờng học tập nó đã có những tác động không nhỏ vào cả quá trình dạy và học của nhà trƣờng. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết góp phần xây dựng môi trƣờng học tập tích cực cho học viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số giảng viên nhận thức chƣa đầy đủ vai trò nào đó của môi trƣờng học tập. Cụ thể là còn 2,4 % học viên cho rằng nó chỉ là nơi diễn ra hoạt động học tập; 22,8% ý kiến không nhất trí với ý kiến môi trƣờng học tập tác động toàn diện vào quá trình dạy và học của nhà trƣờng. Do vậy trong quá trình xây dựng môi trƣờng học tập tích cực nhà quản lý cần có những biện pháp nhằm thay đổi những nhận thức thiếu toàn diện về vấn đề này.

ii. Nhận thức của học viên về vai trò của môi trường học tập tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường

Bảng 2.6: Nhận thức của học viên về vai trò của môi trƣờng học tập tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng

STT Nội dung TS Đồng ý Không

đồng ý

TS % TS %

1. Tạo động lực cho ngƣời học 172 42 24,5 130 75,5 2. Góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy 172 131 76 41 24 3. Chỉ là nơi diễn ra hoạt động học tập 172 11 6,4 161 93,6 4. Tạo mục đích, động cơ, điều kiện, phƣơng

tiện cho quá trình giảng dạy và học tập. 172 150 87 22 13 Qua bảng số liệu ta thấy có 86% học viên đã xác định đƣợc toàn diện các mặt tác động của môi trƣờng đến việc học nói riêng và công tác đào tạo, bồi dƣỡng của nhà trƣờng nói chung; 76 % ý kiến cho rằng môi trƣờng học tập góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Bên cạnh đó 75,5% học viên không nhất trí với vai trò tạo động lực cho ngƣời học; 93,6% học viên không nhất trí với quan điểm: Môi trƣờng chỉ là nơi diễn ra hoạt động học tập. Điều này chứng tỏ rằng học viên đã có cách nhìn nhận đúng đắn vai trò của môi trƣờng học tập. Từ đó học viên sẽ có những hành động tích cực xây dựng môi trƣờng học tập nhằm tạo ra một môi trƣờng học tập thân thiện, hợp tác và mang đậm màu sắc chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Thực trạng năng lực của đội ngũ giảng viên trong nhà trường

2.3.2.1. Thực trạng trình độ kiến thức của đội ngũ giảng viên trong nhà trường

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 35 cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng. 100% số ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng đội ngũ giảng viên có trình độ từ trung bình trở lên, không có giảng viên có trình độ thấp. Bởi khi công tác trong môi trƣờng giáo dục chính trị mỗi giảng viên đều ý thức rất sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ kiến thức mà cụ thể ở đây là nâng cao tri thức chính trị. Việc nâng cao học vấn chính trị và kinh nghiệm chính trị cho đội ngũ giảng viên đƣợc nhà quản lý rất quan tâm. Bởi vậy 31,4% ý kiến cho rằng đội ngũ giảng viên có trình độ cao; 60% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng trình độ kiến thức của đội ngũ giảng viên là khá. Tuy nhiên vẫn còn 8,6% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với nhà quản lý cũng nhƣ đội ngũ giảng viên của nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học viên là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở trường chính trị tỉnh Điện Biên (Trang 51 - 125)