CHƯƠNG 11: QUẢN TRỊ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 62 - 67)

II. Các hình thức giao tiếp trong QT bao gồm mấy phần (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) và trong mỗi phần có mấy loại (giọng nói, ), cần làm rõ ưu và nhược điểm của mỗi loại đó và

CHƯƠNG 11: QUẢN TRỊ QUỐC TẾ

Khái niệm: Kinh Doanh quốc tế là các hoạt động liên quan đến lợi nhuận vượt qua ranh giới lãnh thổ của một quốc gia.

Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát trong các tổ chức co` tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.

Các định hướng đối với Quản trị quốc tế của các Tập đoàn đa quốc gia

Những định hướng chiến lược của các Tập đoàn đa quốc gia (MNC) sẽ tác động rất lớn đến quy trình hoạch định chiến lược. Ví dụ một số MNC thường quan tâm nhiều đến lợi nhuận và sự tăng trưởng họ sẽ phát triển một chiến lược toàn diện để khai thác thế mạnh của họ. Những công ty quan tâm đến việc khai thác quy mô lớn để tạo lợi thế cạnh tranh về giá phí thường phát triển một chiến lược thích ứng cao với nhu cầu của từng địa phương và làm cho sản phẩm của họ thích ứng với những phân khúc thị trường đã chọn. Một số công ty thích bán những sản phẩm của họ vào những quốc gia có nền văn hoá tương tự để họ có thể sử dụng những định hướng Marketing chung cho toàn khu vực...

Khi mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế, các công ty phải định hướng và phát triển các chiến lược sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - địa lý – chính trị - văn hóa – xã hội tại những thị trường đó. Theo đó, các công ty đa quốc gia có 4 định hướng chiến lược để lựa chọn là: (i) Định hướng vị chủng; (ii) Định hướng đa trung tâm; (iii) Định hướng vùng và (iv) Định hướng toàn cầu

Khái niệm Khi nào áp dụng? Định hướng vị

chủng

Tính vị chủng là khái niệm chỉ sự tự quan niệm, tự đánh giá của cá nhân cho rằng chủng tộc, cộng đồng mình là có phẩm chất cao hơn chủng tộc, cộng đồng khác.

Định hướng vị chủng là định hướng mà các hoạt động điều hành của công ty được thực hiện ở nơi đặt trụ sở chính. Một công ty áp dụng chính sách vị chủng chỉ tuyển chọn người có quốc

Định hướng này áp dụng đối với trường hợp các công ty đa quốc gia phát triển công ty con tại những thị trường có trình độ kinh tế - công nghệ còn thấp, khả năng quản lý còn kém hoặc các công ty chưa tìm kiếm được nhân sự bản địa đáp ứng đủ yêu cầu, hoặc trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường mới. Định hướng vị chủng thường là

tịch từ chính quốc vào các vị trí công việc của chi nhánh ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này muốn giữ khả năng kiểm soát chặt chẽ đối với các quyết định ở văn phòng chi nhánh nước ngoài và chính sách thiết kế công việc ở từng chi nhánh, vì vậy họ cho rằng chỉ có người cùng quốc tịch mới trung thành và giúp doanh nghiệp thực hiện sự kiểm soát thống nhất.

bước tiền đề để tiến vào thị trường quốc tế.

Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệm chỉ thực hiện chính sách này đối với các vị trí quản lý cao nhất tại các chi nhánh nước ngoài. Ở các cấp thấp hơn, áp dụng chính sách vị chủng thường ko đạt hiệu quả cao. Định hướng đa trung tâm Là cách thức mà các tổ chức nhỏ đặt ở các địa phương (nước ngoài) sẽ được đào tạo bởi người bản xứ. Các chi nhánh của công ty được đặt tại các nơi trên thế giới sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của địa phương theo sát với sự kiểm soát tài chính của công ty mẹ. Như vậy, chiến lược nhấn mạnh đa trung tâm bao gồm cả chiến lược toàn cầu hóa và chiến lược đáp ứng quốc gia.

Công ty áp dụng chiến lược đa quốc gia là công ty có thể tùy biến sản phẩm đề nghị và chiến lược marketing để đáp ứng yêu cầu của từng quốc gia.

Phù hợp với các công ty có khả năng tài chính không lớn và các ngành công nghiệp có áp lực chi phí cao.

Cách tiếp cận này rất phù hợp với doanh nghiệp duy trì sự hoạt động độc lập của các chi nhánh nước ngoài ở một mức độ nhất định. Các doanh nghiệp áp dụng định hướng này rất coi trọng trình độ quản lý và hiểu biết môi trường kinh doanh địa phương của nhân viên nước sở tại.

Định hướng vùng

Là định hướng dựa vào sự tương đồng giữa các nước trong một vùng và những vấn đề trong cùng một vùng sẽ được giải quyết bởi cá nhân trong vùng đó. Điển hình, các trụ sở đại diện ở các vùng phối hợp các chi nhánh

Bằng cách đáp ứng những nhu cầu văn hóa của từng quốc gia và khu vực, MNCs nhận thấy rằng chiến lược đáp ứng khu vực có thể sử dụng một cách có hiệu quả trong việc xâm nhập và duy trì những

trong vùng lại với nhau, còn trụ sở chính thì quản lý tổng thể.

phân khúc thị trường đặc thù trên phạm vi toàn thế giới.

Định hướng toàn cầu

Toàn cầu hóa ở đây có nghĩa là hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ theo cùng một tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng. Theo một ý nghĩa rộng hơn, toàn cầu hóa dẫn đến sự đồng nhất về sở thích của khách hàng trên phạm vi quốc tế.

Công ty thực hiện chiến lược toàn cầu không biến đổi sản phẩm đề nghị và chiến lược marketing theo điều kiện của vùng mà đưa ra thị trường sản phẩm tiêu chuẩn toàn cầu.

Những công ty lớn thường áp dụng cách tiếp cận này.

Chiến lược này cũng có ý nghĩa khi có áp lực mạnh để giảm chi phí và nơi mà nhu cầu đáp ứng địa phương thấp. Những điều kiện này phổ biến ở các ngành công nghiệp điện tử, linh kiện, cơ khí chính xác... Những điều kiện này không tìm thấy ở thị trường sản phẩm tiêu dung, nơi mà nhu cầu cho đáp ứng yêu cầu địa phương cao.

Một số ví dụ

Định hướng vị chủng

Một ví dụ điển điền hình nhất là các công ty Nhật bản khi đặt cơ sở, đại diện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều rất quan tâm đến văn hóa công ty. Các lãnh đạo công ty Nhật bản tại Việt Nam đa số đều là người nhật như lãnh đạo của các cty Honda, Yamaha, sơn Nippon… và đều đặc biệt chú trọng xây dựng và áp dụng văn hóa làm việc của người Nhật cho các nhân viên bản địa. Từ việc áp dụng văn hóa làm việc cho các công ty, văn phòng tại các nước, các công ty Nhật bản đã tạo ra một phong cách làm việc đặc trưng, không những tác động đến nhân viên nước sở tại mà còn tác động đến nhận thức của khách hàng. Từ đó tạo ra một ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc đến khách hàng tại các nước sở tại không chỉ với thương hiệu của mình mà còn đến một thương hiệu chung, đó là sản phẩm xuất sứ từ quốc gia Nhật Bản. Ví dụ định về định hướng vị chủng khá nhiều ở các công ty Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam (chủ yếu tại các khu công nghiệp). Tiêu biểu là Công ty Fujikura Fiber Optics Việt Nam (FOV) với công ty mẹ là Fujikura Ltd. Khi đầu tư công ty con ở Việt Nam (năm 2000), Fijikura mẹ đã mang nguyên hệ thống quản lý chất lượng 5S áp dụng cho FOV (5S là một công cụ nổi tiếng

của người Nhật dùng để “cải tiến liên tục” quá trình sản xuất). Và những vị trí quản lý cấp cao trong FOV cũng là người của Fujikura mẹ cử qua.

Định hướng đa trung tâm

Một ví dụ điển hình về sản phẩm khử mùi Febreze của P&G. Sản phầm này với tiêu chuẩn ban đầu rất thành công trên thị trưởng Mỹ. Nhưng khi sang Nhật Bản, P&G đã phải thay đổi một vài thành phần trong sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nhật Bản (thay đổi chất nhầy của sản phẩm, đổi hương thơm từ gắt sang dịu hơn, thay đổi chai với thiết kế tinh tế hơn mà người Nhật có thể cảm thấy thoải mái khi để trong nhà, thay đổi dạng phun tia thành dạng sương mù...), và sự thành công của sản phẩm này đã trở thành hiện tượng ở Nhật Bản.

Định hướng vùng

Một trong những ví dụ tốt nhất là trường hợp của công ty điện tử tiêu dùng Thomson. Công ty này có những nhà máy tại 4 quốc gia thuộc châu Âu: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và vương quốc Anh. Mỗi nhà máy lắp ráp một loại tivi riêng cho thị trường Châu Âu: nhà máy tại Tây Ban Nha lắp ráp loại tivi giá thấp và màn hình nhỏ, nhà máy tại Đức sản xuất tivi độ rõ nét cao, màn hình rộng. Đồng thời công ty này cũng có chi nhánh tại Bắc Mỹ để sản xuất tivi dưới nhãn hiệu của RCA và GE; các phụ liệu, chi tiết tạo nên sản phẩm được cung cấp bởi những nhà thầu chủ yếu từ Mehico. Sản phẩm của chi nhánh này được tiêu thụ tại khu vực Bắc - Nam Mỹ.

Định hướng toàn cầu

Ví dụ về ngành công nghiệp chất bán dẫn, mà nhu cầu khổng lồ xuất hiện đối với sản phẩm chuẩn hóa toàn cầu. Những công ty như Intel, Texas Instrument, Motorola... áp dụng chiến lược này.

Ưu điểm Hạn chế

Định hướng vị chủng

- Khắc phục sự thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ cao ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới

- Giúp doanh nghiệp tái tạo các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo đúng hình ảnh hoạt động của doanh nghiệp tại nước chủ nhà. Đặc biệt có thể quảng bá văn hóa

- Chi phí cao vì các công ty phải cử nhân viên đi công tác ở nước ngoài. Ngoài việc trả lương cơ bản, doanh nghiệp còn phải chi thêm phúc lợi và trợ cấp BHYT, ANXH, chi phí chuyển chỗ cho toàn bộ gia đình... của nhân viên công tác, làm tăng tổng chi phí hoạt động và sản suất kinh doanh của DN.

doanh nghiệp, bản sắc riêng của doanh nghiệp vào các văn phòng chi nhánh. Người lãnh đạo sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và các chi nhánh trong việc giữ gìn bản sắc riêng (chuyển giao năng lực cốt lõi)

- Cán bộ quản lý của văn phòng trụ sở chính được cử sang công tác tại chi nhánh sẽ giám sát để bảo vệ quyền lợi cty tốt hơn là những người nước sở tại. Các doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia có tính dân tộc chủ nghĩa cao, cũng như các doanh nghiệp thường lo ngại có gián điệp kinh tế cũng thường áp dụng chính sách này.

- Nhân viên quản lý sẽ phải chịu áp lực của sự khác biệt văn hóa, xa cách người thân... Khó khăn này có thể dẫn đến các thất bại của nhà quản lý tại chi nhánh nước ngoài. - Áp dụng định hướng vị chủng có

thể tạo ra khoảng cách đối với nhân viên địa phương trong các chi nhánh. Nhân viên tại công ty nước sở tại cảm thấy người quản lý nhân sự không hiểu nhu cầu và tâm tư của họ vì sự khác biệt văn hóa quá lớn...

Định hướng đa trung tâm

- Tiết kiệm chi phí trong việc tuyển chọn nhân viên làm việc ở hải ngoại (đặc biệt là ở những quốc gia có thu nhập thấp).

- Cán bộ quản lý cấp cao của chi nhánh là người địa phương sẽ có quyết định kinh doanh hiệu quả (khắc phục được rào cản văn hóa). - Vừa tận dụng được lợi thế của toàn

cầu hóa, vừa đáp ứng được thị hiếu, thể chế chính trị của quốc gia.

- Hạn chế chủ yếu của chính sách đa tâm có thể làm cho doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của chi nhánh khó khăn hơn. Khi một doanh nghiệp cử cán bộ quản lý người bản địa phương đó, họ phải chịu một rủi ro khi chi nhánh trở thành một đơn vị kinh doanh độc lập với các chi nhánh nước ngoài khác. - Quản lý phức tạp vì phải quan tâm

đến hai chiều cùng một lúc (vừa toàn cầu hóa, vừa đáp ứng quốc gia).

vùng

hiếu, thể chế chính trị của từng quốc gia hay từng nhóm quốc gia. - Sử dụng được tốt nhất các nguồn

lực sản xuất trong vùng rộng lớn.

mang lại

Định hướng toàn cầu

- Tiết kiệm dựa vào lợi thế quy mô (những điều kiện này không tìm thấy ở thị trường sản phẩm tiêu dung, nơi mà nhu cầu cho đáp ứng yêu cầu địa phương cao; biến đổi sản phảm sẽ làm tăng chi phí). - Sử dụng tốt nhất các nguồn lực sản

xuất trên toàn cầu.

- Không đáp ứng được nét văn hóa riêng biệt, thị hiếu, thể chế chính trị của từng quốc gia, từng khu vực

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w