- Trong một tổ chức thì có rất nhiều cá nhân, nhóm và trong xã hội thì có rất nhiều tổ chức, nên xung đột một hiện tượng tự nhiên, tất yếu và nó không thể tự mất đi. Trong công việc, bất đồng lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất đồng đó xảy ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, tổ chức, nếu giữa những cá nhân và tổ chức đó không tự giải quyết được xung đột thì người lãnh đạo cần can thiệp để duy trì lại sự cân bằng nơi làm việc, vì nếu không can thiệp nó sẽ tạo ra xung đột lớn hơn.
- Những xung đột phi chức năng gây mất thời gian, làm chệch hướng mục tiêu của cá nhân và Doanh nghiệp, hao tổn chi phí và cảm xúc, gây ra sự căng thăng và mệt mỏi cho những người trong cuộc và ngoài cuộc. Do đó, những xung đột này cần được giải quyết để hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó. Và những thiệt hại của nó gây ra như: lãng phí năng lực -> nhận thức méo mó -> gây nên những phản ứng tiêu cực của người thuc cuộc -> Kết hợp trong tổ chức kém
- Tuy nhiên, không phải tất cả các xung đột đều xấu; xung đột còn có thể là động lực của sự phát triển (xung đột chức năng), nếu biết giải quyết chúng một cách khoa học thì chúng là một trong những động lực cho sự phát triển của cá nhân, tổ chức như nâng cao chất lượng ra quyết định, kích thích sự sáng tạo, tạo lập môi trường cởi mở. Lợi ích nó mang lại như: Tập trung vào nhiệm vụ có ích -> Tạo sự kết dính trong tộ chức và mang lại sự thõa mãn -> Thể hiện quyền lực và phản hồi (có ích) -> Đạt được mục đích của tổ chức