KẾT THÚC MỐI QUAN HỆ 1 Phân loạ

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 48 - 51)

1. Phân loại

a) Tự nguyện kết thúc

Là vấn đề người lao động đưa ra thong báo về ý định rời bỏ công việc. Bao gồm 2 hình thức:

- Từ chức: liên quan đến việc người lao động có một công việc khác, thay đổi hoàn cảnh cá nhân khiến họ phải nghỉ việc, sự không hài long vói công việc hiện tại hoặc người lao động là một phần của việc khuyến khích nghỉ việc do dư thừa ( khi đó người lao động sẽ được thanh toán một số tiền vượt trội hơn so với bị bắt buộc nghỉ). Vd: Nokia đã khởi động chương trình “1.000 người tình nguyện viết đơn xin nghỉ việc” trong tháng 3/2009.

- Nghỉ hưu: liên quan tới việc người lao động đạt tới một độ tuổi nhất định để nghỉ hưu và sử dụng tiền tiết kiệm hàng năm hoặc tiền trợ cấp tương ứng. Vd: Theo luật VN, Nam từ 55-60 tuổi và Nữ từ 50-55 tuổi sẽ được phép nghỉ hưu.

b) Bắt buộc kết thúc

Là vấn đề người lao động nhận được thong báo rời bỏ công việc. Bao gồm 3 hình thức:

- Cắt giảm nhân sự: đề cập đến việc buộc phải chấm dứt mối quan hệ việc làm do vấn đề tài chính, kỹ thuật hoặc tái cơ cấu tổ chức. Thường phản ánh một nỗ lực của doanh nghiệp cắt giảm chi phí lao động để duy trì kinh doanh. Vd: Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã buộc các tập đoàn cắt giảm nhân sự: FPT 10%, Yahoo 1000 người trong quý III, Motorola 3000 người trong quý III,

- Dư thừa nhân sự: đề cập đến việc kết thúc mối quan hệ lao động, nhưng là kết quả của việc xoá bỏ hoàn toàn các vị trí cụ thể trong một tổ chức do không còn

cần thiết. Vd: Dù đạt mức doanh thu như dự kiến nhưng công ty chip máy tính AMD vẫn sa thải 375 nhân viên, nguyên nhân là so sự dư thừa không cần thiết sau vụ mua lại hãng sản xuất chip đồ hoạ ATI Technologies cuối tháng 10/2006 vừa qua.

- Sa thải nhân sự: đề cập đến việc kết thúc mối quan hệ việc làm một cách hợp pháp với các nguyên nhân: là kết quả của các biện pháp kỷ luật theo thời gian; sa thải lập tức do vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động, chẳng hạn thiệt hại có chủ ý với tài sản, trộm cắp hoặc hành vi bạo lực với người lao động khác. Vd: Kỹ sư Barksdale đã bị sa thải vào tháng 7/2010 do vi phạm các chính sách bảo mật nghiêm ngặt thông tin nội bộ của Google.

2. Những khía cạnh chính:

a) Những yêu cầu của luật pháp

- Cần căn cứ theo luật pháp và quy chế nội bộ của từng tổ chức khi quyết định sa thải

- Lưu lại các giấy tờ, quyết định liên quan tới việc sa thải để nếu có tranh chấp tại toà thì có bằng chứng chứng minh tính hợp lý.

b) Phỏng vấn về việc thôi việc

- Nên tìm hiểu lý do của những người tự nguyện nghỉ việc đề biết lý do vì sao họ nghỉ việc. Điều này có lợi cho công ty trong việc nâng cao hoạt động nhân sự hoặc hỗ trợ nhân viên tìm công việc khác phù hợp

- Trao đổi với các nhân viên khác về việc sa thải để biết rõ suy nghĩ và cảm giác của họ về cách giải quyết của công ty. Có nhiều bài học bạn cần phải suy ngẫm từ việc sa thải một nhân viên bởi vì việc này hoàn toàn có thể lặp lại trong tuơng lai.

c) Sử dụng các chuyên gia tư vấn bên ngoài

- Thuê các công ty chuyên làm công việc sa thải để tăng tính hiệu quả của việc sa thải

- Tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia và tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ người lao động tìm việc khác hoặc ổn định tâm lý.

d) Ảnh hưởng đối với nguồn nhân lực và các chức năng khác của tổ chức

- Khi sa thải, tổ chức sẽ phải tìm người khác bên ngoài hoặc đào tạo người bên trong để đảm nhiệm công việc của người ra đi. Điều này gây ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của tổ chức.

- Những nhân viên cũ có thể là nguồn cung cấp nhân lực, khách hang trong tuơng lai cho bạn mà họ còn có ảnh huởng tới nhân viên mới. Nên hãy cố gắng để họ ra đi với một niềm kiêu hãnh không bị sứt mẻ.

PHẦN SOẠN THÊM

THEO Ý THẦY BAO GỒM CÁC VẤN ĐỀ SAU:

1. Hoạch định: Nội dung công việc - Mô tả công việc:

- Xác định nhu cầu: Xác định yêu cầu nhân lực 2. Thu hút: Nguồn (trong, ngoài) - Tuyển dụng;

- Đào tạo; Phỏng vấn tuyển chọn

3. Duy trì: (Đào tạo, đánh giá, Phát triển, Đãi ngộ)4. Kết thúc 4. Kết thúc

CHƯƠNG 9: GIAO TIẾP TRONG QUẢN TRỊ

Nội dung:

I. Khái niệm:

Giao tiếp là quá trình truyền tải, trao đổi, chia sẻ thông điệp giữa mọi người nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác. Giao tiếp trong QT là giao tiếp được sử dụng trong hoạt động quản trị.

Giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng: “Sự thành công của một người 15% dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, 85% dựa vào quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy” (Kinixti). Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự được truyền tải thành công khi cả người gửi và người nhận điều lĩnh hội nó theo cùng một cách. Quá trình truyền tải này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi một hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này. Điều này tạo nên những rối loạn không cần thiết và giảm hiệu quả khi giao tiếp.

Truyền đạt được thông điệp của mình là yếu tố quan trọng để phát triển. Để làm được điều này, cần phải hiểu thông điệp của mình là gì? Đối tượng của thông điệp đó là ai? Và thông điệp đó sẽ được lĩnh hội như thế nào? Bên cạnh đó cũng cần phải cân nhắc bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp của mình ví dụ như tình huống thực tế hay bối cảnh văn hóa.

Quy trình giao tiếp:

Yêu cầu:

I. Cần làm rõ khái niệm giao tiếp trong QT là gì? Làm thế nào để đạt được đến "tiếng nói chung" giữa mọi người trong giao tiếp? chung" giữa mọi người trong giao tiếp?

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w