QUẢN TRỊ THAY ĐỔI:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 34 - 36)

1. Khái niệm:

- Quản trị sự thay đổi là điều tiết, kiểm soát sự thay đổi và thực hiện sự thay đổi đó như thế nào cho nó đạt được mục tiêu chúng ta đặt ra.

Nguyên tắc

- Việc thay đổi phải thực hiện một cách chủ động (chủ động xem xét tình hình, đánh giá tình hình để đưa ra sự thay đổi đó,…) chứ không phải thay đổi một cách bị động (do khủng hoảng hoặc do điều kiện khó khăn ép mình phải thay đổi) vì khi thay đổi một cách bị động sẽ khó kiểm soát được sự thay đổi đó.

-> đối với thành viên trong tổ chức nhà quản trị phải làm cho họ nhận thấy và trở nên tự giác, tức là sự thay đổi trở thành ý tưởng của họ, chính họ cảm nhận và thực hiện thay đổi.

- Nhà lãnh đạo là người khởi xướng và lôi kéo mọi người vào quá trình thay đổi. Vì vậy, họ phải xây dựng được lòng tin ở mọi người, phài thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi và phải tạo được sự tự chủ cho mọi người, thì họ mới có thể thực hiện được quá trình thay đổi.

- Đổi mới là hướng đến đổi mới về chất, phải gắn với sự sáng tạo-> tin mình làm được+ quyết tâm làm -> sự đam mê, tự giác.-> quá trình luôn luôn đổi mới, luôn luôn hoàn thiện.

- Quản lý sự thay đổi là một quá trình và nhà lãnh đạo nên thực hiện thay đổi theo các bước: lập kế hoạch thay đổi, thường xuyên giao tiếp, phát triển các hoạt động hỗ trợ kế hoạch, đánh dấu điểm mốc, đánh giá thay đổi.

2. Tại sao phải thay đổi?

Một tổ chức thành công không bao giờ đứng yên một chỗ: Do tác động của các yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài -> thay đổi là xu thế khách quan-> tốt nhất là chủ động thay đổi.

Nguyên tắc thực hiện là : nhận thấy-cảm nhận-thay đổi. Kết quả mong đợi: - Đối với tổ chức: Để giữ thế cân bằng và phát triển

- Đối với cá nhân: Tạo ra cơ hội để làm phong phú con đường sự nghiệp và cuộc sống. 3. Các yếu tố tác động (Nguyên nhân) của sự thay đổi?

- Các yếu tố thay đổi bên ngoài: kinh tế, cạnh tranh, chính trị, nhập khẩu, phát triển công nghệ, luật lệ,…

- Các yếu tố thay đổi bên trong: công nghệ, văn hóa, cấu trúc tổ chức, nguồn nhân lực, công việc,…

4. Lợi ích của sự thay đổi?

- Đối với nhà lãnh đạo: Phát triển năng lực lãnh đạo - Đối với nhân viên: Phát triển nhân viên

- Đối với doanh nghiệp: Phát triển doanh nghiệp 5. Một số thay đổi trong doanh nghiệp?

- Thay đổi cấu trúc; Thay đổi công nghệ; Thay đổi văn hóa; Thay đổi nhân sự; Thay đổi chiến lược…

6. Chu trình thay đổi? (Vòng tròn khép kín)

Sự khủng hoảng trong hoạt động => Nhận diện mong muốn trong tương lai => Nhận ra các nhu cầu của sự thay đổi => Phán đoán vấn đề => Phát triển các phương án lựa chọn => Lựa chọn phương án thích hợp => Thực hiện => Đánh giá lại kết quả mong muốn

7. Các phương pháp thực hiện sự thay đổi

- Phương pháp dựa trên công nghệ: áp dụng công nghệ mới nhất là CNTT.

1.Sự khủng Sự khủng hoảng trong hoạt động 2. Nhận diện mong muốn trong tương lai 3. Nhận ra các nhu cầu của sự thay đổi 4. Phán đoán vấn đề 6. Lựa chọn các phương án thích hợp 7. Thưc hiện 8. Đánh giá lại kết quả mong nuốn 5. Phát triễn các phương án lựa chọn

- Phương pháp thiết kế lại tổ chức: Thiết kế lại cơ cấu và Thiết kế lại qui trình

- Phương pháp dựa trên công việc: Đơn giản hóa công việc nâng cao hiệu suất hoặc làm phong phú công việc tạo ra những thách thức đa dạng tránh sự nhàm chán trong công việc.

- Phương pháp định hướng vào con người: xây dựng và đề cao các giá trị của cá nhân; các giá trị nhóm; các giá trị của tổ chức- Văn hoá Doanh nghiệp.

- Kết hợp các phương pháp thay đổi

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w