Các quá trình phát triển của nhóm, gồm các giai đoạn sau:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 59 - 60)

II. Các hình thức giao tiếp trong QT bao gồm mấy phần (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) và trong mỗi phần có mấy loại (giọng nói, ), cần làm rõ ưu và nhược điểm của mỗi loại đó và

4.Các quá trình phát triển của nhóm, gồm các giai đoạn sau:

4.1Hình thành: Đây là giai đoạn mọi người đều phấn chấn và háo hức tham gia nhóm. Các thành viên bắt đầu làm quen trước khi làm những việc quan trọng của nhóm. Cảm giác phấn chấn qua mau, nhóm gặp phải các vấn đề cơ bản như không rõ mục tiêu, không tin tưởng nhau, chất lượng trao đổi thông tin kém à giải quyết chủ yếu đối với sự không vững chắc, không ổn định của mục đích, cấu trúc và sự lãnh đạo của nhóm.

4.2Bão tố: Giai đoạn của những xung đột trong nhóm. Khi các chuẩn mực công việc chưa hình thành, các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Trong giai đoạn này sẽ có nhiều ý kiến theo những chiều hướng khác nhau được đưa ra. Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm.

4.3Định hình chuẩn mực:giai đoạn này các chuẩn mực được hình thành nhờ có sự trải nghiệm chung từ thực tế. Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với

nhau và giảm bớt xung đột nội bộ. Những vấn đề của nhóm được thảo luận cởi mở hơn. Ở giai đoạn này, mọi người bắt đầu lắng nghe nhau hơn. Các phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó à Các quan hệ gắn bó gần gũi phát triển, sự gắn bó của nhóm được tăng cường.

4.4Thực hiện: Cấu trúc tại thời điểm này là rõ ràng và được mọi người chấp nhận . 4.5Hoàn thành và tan rã: Khi nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

5. Mục tiêu nhóm: Gồm 2 bộ mục tiêu, mục tiêu cho các nhóm công việc và mục tiêu của nhóm: đều phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

- Thiết lập mục tiêu nhóm với 4C: Clarity: rõ ràng; Criteria: Tiêu chí đánh giá; Challenge: Các khó khăn cần giải quyết; Commmitment: Sự đồng thuận giữa các thành viên nhóm.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Quản trị học (Trang 59 - 60)