Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 113)

5. Bố cục của luận văn

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối và tỷ trọng % của từng lĩnh vực. Các chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của lĩnh vực kinh tế xã hội đến việc thực thi chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh.

2.4.2. Các chỉ tiêu liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

a. Loại chỉ tiêu phản ánh tình hình trẻ em đặc biệt

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (tỷ lệ %), đƣợc tính bằng tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chia cho tổng số trẻ em trên toàn tỉnh. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh, nhằm tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt cách chính sách dành cho đối tƣợng đuợc ƣu tiên đặc biệt này; mặt khác thúc đẩy việc thực hiện các chính sách nhằm giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh.

-Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc chăm sóc (tỷ lệ %), đƣợc tính bằng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc chăm sóc chia cho tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc thực hiện các chính sách dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

b. Loại chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện các chính sách về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:

-Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế (triệu đồng), chỉ tiêu này chính là kết quả đầu tƣ các nguồn lực từ ngân sách, vận động và đóng góp của cộng đồng để thực hiện chính sách.

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã hội (đƣợc tính bằng số trẻ đƣợc hƣởng lợi thông qua thực hiện chính sách), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của công tác vận động thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời phản ánh nhận thức của cộng đồng xã hội thông qua việc tuyên truyền thực hiện chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 2008 - 2012 3.1. Khái quát chung về đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh

- Vị trí địa lý:

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ kinh Bắc cổ xƣa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây nam giáp với Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hƣng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải Dƣơng.

Bắc Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đƣờng cao tốc 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng; trục đƣờng sắt xuyên việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đƣờng thuỷ sông Cầu, sông Đuống; sông Thái Bình rất thuận lợi nói Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hàng lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.

Diện tích, dân số, lao động và đơn vị hành chính của tỉnh:

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong toàn quốc, với tổng diện tích là 823,1 km2.

Dân số 1.060.300 ngƣời, mật độ dân số cao 1.289 ngƣời/km2 , cao gấp 5 lần mật độ trung bình trong cả nƣớc sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 68% tổng dân số, tƣơng đƣơng khoảng 693.400 ngƣời.

Hành chính: Bắc Ninh có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 126 xã, phƣờng, thị trấn.

- Con người Bắc Ninh:

Con ngƣời Bắc Ninh không chỉ phát huy truyền thống khoa bảng của miền đất đã từng chiếm 1/3 số tiến sỹ, trạng nguyên cả nƣớc thời phong kiến mà còn cần cù, trọng tình, trọng nghĩa thể hiện đậm chất dân gian của vùng đất có trăm nghề nhƣ tơ tằm, gồm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian… Những tiềm năng văn hoá đó có thể khái khoát lại với 7 nét đặc trƣng tiêu biểu là: Quê hƣơng của Dân ca Quan họ - Di sản văn hoá thế giới; Văn hoá tâm linh; Lịch sử văn hiến; Lễ hội; Khoa bảng; Làng nghề và Kiến trúc… Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Bắc Ninh là một trong số ít địa phƣơng trong cả nƣớc hội tụ đƣợc nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, du lịch, dịch vụ…

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc và thế giới, Bắc Ninh đang đƣợc biết đến nhƣ một điểm sáng về phát triển công nghiệp, với những bƣớc đi dài để đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; và đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ƣơng.

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 15 năm tái lập tỉnh (từ tháng 1/1997). Từ một tỉnh có điểm xuất phát kinh tế thấp (sản xuất nông nghiệp chiếm 45% GDP toàn tỉnh), kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu vào năm 1997, Bắc Ninh đã nhanh chóng vƣơn lên là địa phƣơng có quy mô nền kinh tế lớn gấp nhiều lần: đến năm 2012:

Về kinh tế

a) Tổng sản phẩm trong tỉnh

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2012 đạt 13.607 tỷ đồng (giá CĐ 1994) (Đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 9 toàn quốc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá CĐ 1994 đạt 84.884 tỷ đồng, trong đó, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc 70.498 tỷ đồng; khu vực kinh tế trong nƣớc ƣớc 14.386,1 tỷ đồng.

c) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 đạt 2.653,7 tỷ đồng (giá CĐ 1994),

d) Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 26.184 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn đạt 13,7 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 12,8 tỷ USD); Nhập khẩu 12,3 tỷ USD.

Hoạt động vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển, khối lƣợng vận chuyển hàng hoá 26.632 nghìn tấn; luân chuyển 1.275,8 triệu tấn.km; Vận chuyển hành khách 9.502 nghìn ngƣời; luân chuyển ƣớc 364.390 nghìn ngƣời.km, đạt; Doanh thu vận tải ƣớc 1.961 tỷ đồng.

Hoạt động bƣu chính viễn thông: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đƣợc mở rộng và nâng cao chất lƣợng. Doanh thu bƣu chính viễn thông trên địa bàn năm 2012 là 830,5 tỷ đồng.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đƣợc chú trọng thực hiện, lƣợng du khách đến Bắc Ninh tiếp tục tăng cao đạt 239.086 lƣợt khách.

đ) Thu, chi ngân sách: thu 9.068,4 tỷ đồng (là 1 trong 10 tỉnh có mức thu NSNN năm 2012 vƣợt dự toán), trong đó, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng cao, 1.400 tỷ đồng; thu thuế thu nhập cá nhân 560 tỷ đồng; thu hải quan 3.600 tỷ đồng.

e) Hoạt động ngân hàng, tín dụng thực hiện đúng các quy định của nhà nƣớc về lãi suất huy động và cho vay, cơ cấu vốn vay và phƣơng án kiểm soát nợ xấu; tính thanh khoản đƣợc đảm bảo.

g) Đầu tƣ phát triển:

Bắc Ninh đã và đang là điểm đến hấp dẫn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế với hàng trăm dự án đầu tƣ lớn trong nhiều lĩnh vực đang đƣợc triển khai;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặc biệt là sự tham gia đầu tƣ của các thƣơng hiệu lớn trên thế giới nhƣ Canon, Samsung, Nokia, ABB, Pepsico… Hiện trên địa bàn tỉnh có 08 dự án ODA, với tổng mức đầu tƣ là 1.467,5 tỷ đồng đang thực hiện và tiếp tục đƣợc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết.

Về văn hóa - xã hội:

a) Giáo dục - Đào tạo: Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc hoàn thành và đƣợc công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục môn Tiếng Anh bắt buộc cho học sinh lớp 3; kế hoạch dạy hát dân ca Quan họ Bắc Ninh. Huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trƣờng học tiểu học; huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9%; tỷ lệ thanh thiếu niên (15-18 tuổi) có bằng tốt nghiệp THCS đạt 92,93%. Tổ chức dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh tại 100% số trƣờng THPT trên địa bàn.

Công tác kiên cố hoá trƣờng lớp học tiếp tục đƣợc quan tâm, đạt 95%. Số trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia tiếp tục tăng lên, trong đó tỷ lệ trƣờng mầm non và tiểu học đƣợc công nhận cao nhất trong cả nƣớc (mầm non đạt 72%; tiểu học đạt 99,3%), tỷ lệ THCS đạt 61,2%, tỷ lệ THPT đạt 56,5%;

b) Hoạt động Y tế: Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội đƣợc coi trọng; hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc củng cố; chất lƣợng khám chữa bệnh nâng lên; Mạng lƣới công tác dân số từ tỉnh đến xã, thôn ổn định.

c) Hoạt động văn hoá, thông tin và thể dục thể thao có chuyển biến thực sự về nếp sống văn minh trong việc cƣới, tang, lễ hội (có 94,4% số đám cƣới thực hiện theo nếp sống mới; 13,6% số đám tang thực hiện hoả táng). Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục phát triển; tổ chức thành công nhiều giải thể thao có quy mô lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ sau khi tái lập tỉnh (từ/1/1/1997) đến hết năm 2012 (ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội) tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho 230.000 lao động (bình quân 14.357 lao động/năm); đƣa 27.166 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài; hạ tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ mức trên 5% năm 2000 xuống còn 3,28% năm 2012; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho hơn 1.600 ngƣời sử dụng lao động và 11.800 ngƣời lao động của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề ở Bắc Ninh ngày càng tăng, đến năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 51%, lao động qua đào tạo nghề là 36,5%. Bình quân mỗi năm day nghề cho từ 10.000 đến 12.000 lao động nông thôn trong thời gian từ 2008 đến 2012 Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh, trên 15% năm 2005 xuống còn 7,27% năm 2010, năm 2012 còn 4,45% (theo chuẩn mới). 100% ngƣời nghèo đƣợc thụ hƣởng các dịch vụ xã hội nhƣ y tế, bảo hiểm y tế miễn phí và các chế độ chính sách khác của Nhà nƣớc. 100% xã, phƣờng, thị trấn đƣợc công nhận làm tốt công tác “Chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công với cách mạng”. 100% ngƣời có công với cách mạng đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, đảm bảo có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của ngƣời dân và nơi cƣ trú. 100% trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa đƣợc chăm sóc và bảo vệ, 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc quan tâm chăm sóc và giúp đỡ dƣới mọi hình thức.

3.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh biệt tỉnh Bắc Ninh

Các chính sách liên quan đến bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã đƣợc tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, tuân thủ theo đúng các nội dung quy định của từng chính sách. Tuy nhiên, chính sách dành cho đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong khuôn khổ để tài luận văn xin lựa chọn một số chính sách để phân tích đánh giá thực trạng của việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh nhƣ sau:

3.2.1. Chính sách trợ giúp xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn từ 2008 - 2012 giai đoạn từ 2008 - 2012

Theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ- CP ngày ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 và Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi gồm 7 nhóm đối tƣợng có liên quan đến trẻ em nhƣ sau:

(1)Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng thuộc hộ gia đình nghèo

(2) Trẻ em khuyết tật nặng,

(3) Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, (4) Hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng,

(5) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo, (6) Ngƣời nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, (7) Ngƣời đơn thân hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dƣới 16 tuổi.

Mức trợ cấp: cho trẻ em 180.000 - 270.000 - 360.000/em/tháng tuỳ theo từng loại đối tƣợng, độ tuổi;cho gia đình nuôi dƣỡng 270.000 - 360.000 - 450.000 - 540.000 đồng/tháng tuỳ theo từng loại đối tƣợng; sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội 360.000 - 450.000 đồng/em/tháng tuỳ theo từng đối tƣợng, độ tuổi.

Ngoài ra, đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế và hƣởng thêm các khoản trợ giúp nhƣ: các đối tƣợng học văn hoá, học nghề đƣợc miễn, giảm học phí, đƣợc cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật; khi chết đƣợc hỗ trợ kinh phí mai táng. Các đối tƣợng ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc, ngoài các khoản trợ giúp trên còn đƣợc trợ cấp để mua sắm tƣ trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thƣờng ngày; trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thƣờng; riêng trẻ nhiễm HIV/AIDS đƣợc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội… khi chết đƣợc mai tang phí.

Bắc Ninh là tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nói chung và trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội nói riêng (trong đó có trẻ em thuộc đối tƣợng bảo trợ). Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012 tỉnh Bắc Ninh đã có chính sách điều chỉnh nâng mức trợ cấp nuôi dƣỡng hàng tháng cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội (từ 2,0 theo quy định của Nhà nƣớc lên 3,0) để bù trƣợt giá và nâng chất lƣợng dinh dƣỡng cho các đối tƣợng.

Trong thời gian từ năm 2008 - 2012 tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chính sách cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội là trẻ em ở cộng đồng và Trung tâm bảo trợ xã hội nhƣ sau:

Biểu đồ 3.1. Trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội 2008-2012

(Nguồn số liệu của Sở LĐTBXH)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 2008 2009 2010 2011 2012 Tại cộng đồng Tại Trung tâm NDNCC&BTXH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.2. Kinh phí cho trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội 2008-2011

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)