Chính sách về vui chơi, giải trí

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5.Chính sách về vui chơi, giải trí

Theo Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/1/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí cho trẻ em, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển các khu hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí. thể dục thể thao gắn với các khu dân cƣ và các trƣờng học trong quy hoạch phát triển ở địa phƣơng;

- Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hoá để đầu tƣ xây dựng mới hoặc nâng cấp đồng bộ các cơ sở văn hoá, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em ở các địa phƣơng; ƣu tiên các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Thực hiện chính sách ƣu đãi sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật để xây dựng nhà thiếu nhi, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em;

- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội chỉ đạo phát triển đa dạng các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

Thực hiện các chính sách vui chơi giải trí cho trẻ em tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2012.

Công tác chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho trẻ em đƣợc các địa phƣơng trong toàn tỉnh quan tâm. Các cấp, các ngành đã có sự phối hợp thƣờng xuyên trong chỉ đạo, tổ chức, hƣớng dẫn cho trẻ em vui chơi, nhất là trong các ngày lễ, tết, Tháng hành động vì trẻ em.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng. 100% trƣờng ở các cấp học đều xây dựng sân chơi, bãi tập cho trẻ em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỉnh có 01 nhà văn hoá thiếu nhi tỉnh; 6/8 huyện, thị xã thành phố có nhà Văn hoá thiếu nhi cấp huyện; 108/126 xã, phƣờng, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em gắn với nhà văn hóa xã, thôn.

Hệ thống thƣ viện dành cho trẻ em cũng đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ: Có 1 thƣ viện tỉnh; 8/8 thƣ viện cấp huyện, thị xã thành phố; 126/126 điểm bƣu điện văn hoá xã và hơn 500 tủ sách tại các thôn xóm, khu phố (chiếm 40% thôn, xóm, khu phố trong toàn tỉnh) đều có các đầu sách thiếu nhi dành cho trẻ em đến đọc.

Hệ thống phát thanh, truyền hình và truyền thanh đƣợc phủ sóng tới 100% các xã, phƣờng, thị trấn và thôn, xóm, khu phố... tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng nhƣ nhận thức về công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc nâng lên rõ rệt và luôn nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tỷ lệ giờ truyền hình dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm (địa phƣơng) trung bình chiếm 20% tổng thời lƣợng phát sóng; Tỷ lệ số giờ phát thanh dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm (địa phƣơng) chiếm 15% tổng thời lƣợng phát sóng.

Ngoài ra tỉnh đã quan tâm phát triển các câu lạc bộ quan họ măng non cho trẻ em đồng thời tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em nhƣ: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, diễn đàn vì trẻ em, các cuộc giao lƣu vui chơi - giải trí, gặp mặt, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… Thông qua các hoạt động, đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về quyền tham gia của trẻ em và trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chƣơng trình vì trẻ em của tỉnh. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho các em đƣợc tiếp cận với thông tin, đƣợc tham gia vào các hoạt động xã hội, đƣợc chia sẻ sự hiểu biết, kinh nghiệm tham gia thực hiện và nói lên quan điểm, đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các sáng kiến của mình về việc thực hiện, kết quả tác động của các giải pháp và các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên, chính sách vui chơi giải trí ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những tồn tại nhƣ:

-Việc phát triển Nhà Văn hoá thiếu nhi cấp huyện chƣa đƣợc đồng bộ, có nơi chỉ hình thành bộ máy với cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Còn 2/8 huyện/thị xã/thành phố chƣa có nhà văn hoá thiếu nhi.

-Điểm vui chơi cho trẻ em ở nhiều nơi hình thành tự phát, không đƣợc quy hoạch và đầu tƣ, thậm chí có nơi không có điểm vui chơi cho trẻ em.

Tỉnh cần quan tâm đầu tƣ hơn trong việc triển khai chính sách này tại tỉnh nhƣ: Chỉ đạo các huyện chƣa có nhà văn hoá thiếu nhi khẩn trƣơng trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt triển khai thực hiện; yêu cầu các địa phƣơng cần có kế hoạch quy hoạch điểm vui chơi cộng đồng trong đó có trẻ em đƣợc hƣởng lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 78)