Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 80)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Đánh giá chung

Chính sách Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trƣớc kia chỉ tập trung giải quyết hậu quả, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tuy nhiên trong những năm gần đây đã chú trọng đến việc chủ động phòng ngừa, can thiệp sớm, loại bỏ những nguy cơ cho mọi trẻ em trƣớc khi bị tổn hại. Ví dụ: từ các chính sách phân tán, nhỏ lẻ nhƣ Quyết định 19/2004/QĐ-TTg của Chính phủ tập trung giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc nguy hiểm, Quyết định 84/2009/QĐ-TTg của Chính phủ về kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDs, Quyết định 589/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐ-TBXH về phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em… nay chuyển sang xây dựng Chƣơng trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn 2011-2015 (Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 22/2/2011) nhằm phát triển Hệ thống bảo vệ trẻ em trong đó có hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm: luật pháp quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật, dƣới luật liên quan đến bảo vệ trẻ em và các chính sách xã hội. Đặc biệt, Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 (Quyết định 1555/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 17/10/2012) đã đƣa ra khung chƣơng trình, chính sách đầu tƣ cho trẻ em trung hạn và dài hạn nhằm hƣớng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em.

Tuy nhiên, mức chuẩn trợ cấp xã hội và các mức chuẩn khác trong hệ thống an sinh xã hội chƣa đƣợc nghiên cứu, gắn kết trong một hệ thống để tạo nên mái nhà an sinh (mức chuẩn trợ cấp ngƣời có công, mức chuẩn bảo hiểm xã hội, mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo…). Tuy gọi là hệ thống an sinh xã hội, nhƣng trên thực tế nó mới chỉ là hệ thống về mặt hình thức, chƣa mang tính hệ thống về mặt nội hàm; điều này cũng có thể gây nên tình trạng bất bình đẳng xã hội từ khâu hoạch định chính sách an sinh xã hội. Hệ thống chính sách, chƣơng trình trợ giúp xã hội đối với trẻ em gồm: (1) hỗ trợ nuôi dƣỡng, chăm sóc thay thế bằng tiền mặt để duy trì mức sống tối thiểu; (2) Trợ giúp tiếp cận giáo dục; (3) Trợ giúp tiếp cận y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng; (4) Trợ giúp học nghề, tạo việc làm; (5) Trợ giúp tiếp cận công trình công cộng; (6) Trợ giúp các hoạt động văn hóa; (7) Trợ giúp đột xuất khác … đang nằm phân tán ở nhiều đơn vị quản lý thuộc nhiều ngành theo nhóm vấn đề khác nhau liên quan đến trẻ em. Quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, chồng chéo. Chính sách xã hội còn chậm đổi mới so với chính sách kinh tế. Một trẻ em yếu thế hoặc gia đình nuôi dƣỡng trẻ có thể nhận đƣợc nhiều chính sách trong khi nhóm trẻ em yếu thế khác lại không đƣợc hƣởng chính sách nào. Phân bổ nguồn lực an sinh xã hội không đồng đều, chƣa tính đến yếu tố tự an sinh của gia đình trẻ yếu thế. Tình trạng "rò rỉ” đối tƣợng trợ giúp xã hội là khá phổ biến, mức độ rò rỉ do xác định đối tƣợng chƣa đúng dẫn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoảng 14-17% số ngƣời đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội chƣa đúng đối tƣợng trợ giúp; ngƣợc lại cũng còn một số đối tƣợng cần đƣợc trợ giúp thì lại bị “bỏ sót”. Nguyên nhân chính là thiếu đội ngũ cán bộ xã hội mang tính chuyên nghiệp ở cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 78 - 80)