Hòa chung với cộng đồng quốc tế về việc thúc đẩy phát triển sàn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 113)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Hòa chung với cộng đồng quốc tế về việc thúc đẩy phát triển sàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

an sinh xã hội hướng tới an sinh toàn dân vào năm 2020, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu

Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế và nó cũng tác động mạnh đến nền kinh tế nƣớc ta, cùng với sự bất ổn về kinh tế vĩ mô, lạm phát (CPI) cũng tăng cao làm cho đời sống của dân cƣ trên toàn thế giới gặp nhiều khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, ILO đã khởi xƣớng thúc đẩy phát triển sàn an sinh xã hội nhằm hƣớng tới bảo đảm an toàn cuộc sống của ngƣời dân trên tất cả các châu lục và nhiều nƣớc trên thế giới ủng hộ sáng kiến này, Liên Hợp Quốc cũng cam kết hỗ trợ sáng kiến của ILO vì nó phù hợp với xu thế tiến bộ của loài ngƣời.

Việt Nam cũng là nƣớc ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến về sàn an sinh xã hội của ILO, điều này đƣợc thể hiện bằng việc Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa XI đã đề raNghị quyết số 15-NQ/TW “Một số vấn đề

về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” ngày 01/6/2012, trong đó xác định

rõ quan điểm:… Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; chính sách an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nƣớc trong từng thời kỳ, ƣu tiên ngƣời có công, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa nhà nƣớc, xã hội và ngƣời dân, giữa các nhóm dân cƣ trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân tham gia. Đồng thời tạo điều kiện để ngƣời dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

Trong số bốn nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW có nhiệm vụ thứ tƣ là bảo đảm mức sống tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm:

(i) Bảo đảm giáo dục tối thiểu, (ii) Bảo đảm y tế tối thiểu, (iii) Bảo đảm nhà ở tối thiểu, (iv) Bảo đảm nƣớc sạch, (v) Bảo đảm thông tin.

Nghị quyết số 15-NQ/TW cũng xác định một số chỉ tiêu quan trọng đến năm 2020 có liên quan đến trẻ em về giáo dục (99% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học và 95% ở bậc trung học cơ sở); về y tế (trên 90% trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân 10% ; 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; về nƣớc sạch: 100% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% sử dụng nƣớc sách đạt tiêu chuẩn quốc gia; về thông tin: 100% số xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phủ sóng phát thanh, truyền hình mặt đất và 100% xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo có đài truyền thanh xã1.

Trong bối cảnh chính sách an sinh xã hội đƣợc quan tâm mở rộng thì hệ thống luật pháp về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với quan điểm, định hƣớng chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc.

1.2.5. Kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng chính sách luật về quyền trẻ em2

Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, Luật về trẻ em có sự khác nhau đáng kể liên quan đến phạm vi và nội dung của Luật; điều này chịu ảnh hƣởng của hệ thống pháp luật hiện hành cũng nhƣ các vấn đề của trẻ em đã

1 Nghị quyết số 15-NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc quy định trong các luật của các ngành (Dân sự, Hình sự, Lao động, Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe, Gia đình…).

Ở hầu hết các quốc gia các quy định liên quan đến trẻ em đều nằm trong nhiều đạo luật khác nhau chứ không nằm trong một đạo luật duy nhất về trẻ em; vì vậy mức độ thể hiện trong luật trẻ em của các nƣớc cũng không giống nhau, có thể chia theo 4 mô hình cơ bản sau đây:

a) Mô hình Luật chung về quyền trẻ em: Điển hình cho mô hình luật

này là Trung Quốc và Indonesia. Mô hình luật này chỉ quy định chung về quyền trẻ em phù hợp với Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền của trẻ em; mô hình này không xử lý các vấn đề chi tiết liên quan đến việc thực hiện các quyền của trẻ em.

b) Mô hình Luật trẻ em hoàn chỉnh: Mô hình này đƣợc áp dụng ở các

nƣớc Trung và Nam Mỹ điển hình là Luật của Brazil có tới 260 điều, Luật của Guatemala có tới 280 điều; mô hình luật này quy định chi tiết về quyền trẻ em và quy định cả vấn đề cấp dƣỡng, nuôi dƣỡng, tạm giữ và giám hộ trẻ em, quy định về lao động trẻ em, trẻ em cần đƣợc bảo vệ đặc biệt, các hành vi vi phạm quyền trẻ em… Luật này đƣợc coi là khá toàn diện, nhƣng khá dài.

Về cách thức thể hiện các nội dung trong Luật về quyền trẻ em thì khá cụ thể và có các biện pháp bảo đảm. Luật về quyền trẻ em của các quốc gia này đều bám sát và cụ thể hóa Công ƣớc về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của từng quốc gia.

c) Mô hình Luật về quyền trẻ em với các chƣơng mở rộng về trẻ em cần sự bảo vệ: điển hình cho mô hình này là các nƣớc Lào, Myanmar, Bulgaria, Estonia, Romania, Sierraleone, Ghana… Theo mô hình này Luật bao gồm một số quy định chung về quyền của trẻ em phù hợp với quy định của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, đồng thời cũng quy định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chi tiết về hệ thống bảo vệ trẻ em; còn các khía cạnh liên quan đến y tế, giáo dục, tƣ pháp với trẻ em đƣợc quy định trong các luật chuyên ngành khác.

d) Mô hình Luật về trẻ em và phúc lợi trẻ em: Điển hình cho mô

hình này là các nƣớc Malaysia, Singapore, Victoria, New Zealand, Malavi, Thụy Điển, Na Uy và một số nƣớc bắc Âu khác. Mô hình này tập trung vào Hệ thống bảo vệ trẻ em, chống sao nhãng, xâm hại, ngƣợc đãi, bóc lột trẻ em, chăm sóc thay thế, tƣ pháp với trẻ em, chứ không đi vào quyền trẻ em nói chung; đồng thời cũng quy định các loại hình dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, các biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em và gia đình trẻ. Mô hình luật này quy định rất rõ trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em và trợ giúp các gia đình không có khả năng thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em để họ thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền có mức sống đầy đủ, quyền đƣợc bảo đảm về an sinh xã hội…

Thông thƣờng các nội dung đƣợc thể hiện trong luật là những quy định khá cụ thể, rõ ràng về quyền của trẻ em, về trách nhiệm của trẻ em, về trách nhiệm của nhà nƣớc, trách nhiệm của cha mẹ, ngƣời chăm sóc, trách nhiệm của các thầy cô, giáo, trách nhiệm của trƣờng học, trách nhiệm của cộng đồng xã hội, trách nhiệm của cán bộ xã hội (nhân viên công tác xã hội).

Tuy vậy, cũng có một số nƣớc lại tách tƣ pháp với trẻ em thành một đạo luật riêng mà không ghép nhƣ các nƣớc nêu trên nhƣ Thái Lan, Philippin, Nam Phi, Kenya, Canada, Đức, Kosovo, Queensland (Úc)…

Về nội dung, đa phần các nƣớc đang từng bƣớc hài hòa và hội nhập với các quy định về quyền của trẻ em, về trách nhiệm và biện pháp bảo đảm nhƣ Thái Lan, Philippin…Tuy vậy, cũng có những nội dung vẫn mang tính đặc thù của các quốc gia nhƣ độ tuổi không phải tất cả đều lấy mốc tuổi dƣới 18 nhƣ Công ƣớc, hay độ tuổi lao động tối thiểu (Philippine xác định là 11 tuổi); quan niệm về lao động trẻ em cũng có điểm khác với quan niệm của ILO, chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu là thời gian làm việc theo 3 độ tuổi khác nhau (5-11, 12-15, 16-18). Về biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em thì luật của các nƣớc ban hành trong những năm gần đây đều đã thể hiện, nhƣng mức độ có khác nhau. Mặt khác cũng nhận thấy việc quy định về các nhóm quyền cũng có độ đậm nhạt khác nhau.

e) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Từ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng luật pháp, chính sách về quyền trẻ em có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu để sửa đổi hoàn thiện Luật và các chính sách Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhƣ sau:

Thứ nhất: Luật pháp, chính sách Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần khẳng định một điều rõ ràng là trẻ em có quyền đƣợc hƣởng tất cả các quyền của trẻ em theo quy định của Công ƣớc về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc và các quyền này đƣợc thể hiện ở nhiều đạo luật khác nhau chứ không chỉ riêng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do vậy, việc hoàn thiện Luật pháp, chính sách Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có thể tập trung vào một số nội dung trọng điểm mà các luật, chính sách khác chƣa quy định nhƣ quyền đƣợc bảo vệ, quyền tham gia của trẻ em.

Thứ hai: Về định nghĩa trẻ em, nếu quy định độ tuổi trẻ em dƣới 18 nhƣ Công ƣớc thì là một bƣớc tiến bộ của nƣớc ta vì hiện nay hầu hết các nƣớc trên thế giới đều áp dụng độ tuổi trẻ em dƣới 18 tuổi (chỉ còn 5 nƣớc áp dụng độ tuổi khác với CRC trong đó có Việt Nam).

Thứ ba: Về mô hình luật pháp, chính sách nƣớc ta có thể áp dụng mô hình thứ ba là chủ yếu, tức là mô hình Luật về quyền trẻ em với các chƣơng mở rộng về trẻ em cần sự bảo vệ, nhƣng quá trình hoàn thiện luật

cần cố gắng quy định cụ thể hơn các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em; điều này sẽ làm cho luật mang tính khả thi cao hơn và trách nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của các thành viên trong xã hội, cha mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ, các tổ chức và các cơ quan nhà nƣớc cũng rõ ràng hơn.

Thứ tƣ: Một số quy định chi tiết về hệ thống bảo vệ trẻ em, tƣ pháp

với trẻ em, phúc lợi xã hội dành cho trẻ em cũng có thể vận dụng quy định của các nƣớc để quy định trong Luật của nƣớc ta sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và phong tục tập quán;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh?

- Đánh giá việc thực hiện các chính sách về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh?

- Giải pháp hoàn thiện các chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh?

2.2. Cơ sở phƣơng pháp luận

- Luận văn này sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu.

- Luận văn quán triệt và cụ thể hóa các quyết sách của Đảng và Nhà Nƣớc về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và điều kiện cụ thể của Tỉnh Bắc Ninh.

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1.

việc thực hiện các chính sách về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phân tích những thực trạng trong từng điều kiện cụ thể.

2.2.2.

, khi nghiên cứu việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở tỉnh Bắ ử dụng cách tiếp cận từ những vấn đề cụ thể thực tiễn về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để ững

kết luận có tính hệ thống.

hình cột

thực hiện chính sách liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắ 2008 - 2012),

việc thực hiện các chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bàn tỉnh Bắc Ninh .

2.2.4.

Dựa trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm của Việt Nam nƣớc

ệ thố ực trạng thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó rút ra những đánh giá cụ thể ững quan điểm, định hƣớng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.2.5. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Bắc Ninh, số liệu thống kê Bắc Ninh, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu đƣợc thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo ngành Lao động - Thƣơng binh xã hội, và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối và tỷ trọng % của từng lĩnh vực. Các chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự ảnh hƣởng của lĩnh vực kinh tế xã hội đến việc thực thi chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh.

2.4.2. Các chỉ tiêu liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

a. Loại chỉ tiêu phản ánh tình hình trẻ em đặc biệt

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (tỷ lệ %), đƣợc tính bằng tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chia cho tổng số trẻ em trên toàn tỉnh. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh, nhằm tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt cách chính sách dành cho đối tƣợng đuợc ƣu tiên đặc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)