Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội và thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 86 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.1.Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội và thực hiện

chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

4.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

Với những kết quả hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế xã hội trong thời gian qua. Bắc Ninh đã và đang tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lƣợng nguồn lực và an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào năm 2020. Với phƣơng hƣớng nêu trên tỉnh Bắc Ninh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 nhƣ sau:

- Giữ vững tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt 13-14%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-16%, dịch vụ tăng 13,5- 14,5%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 6,2%, công nghiệp và xây dựng 69,4%, dịch vụ 24,4%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.500 USD (giá thực tế).

- Giá trị sản xuất công nghiệp 60.000 tỷ đồng; nông nghiệp 2.800 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2015 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 50%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 26,2%, đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD; nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 24,9%, đạt 3,5 tỷ USD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 19,3%/năm; vốn đầu tƣ xã hội hàng năm đạt 45-50% GDP.

- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 3,2%; tỷ trọng lao động phi nông nghiệp đạt 70%; duy trì mức giảm sinh hàng năm 0,2- 0,3%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng giảm còn 10%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, phấn đấu đến năm 2015 còn 2,2% (theo tiêu chí mới).

- Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo: 100% các phòng học đƣợc kiên cố hóa; phấn đấu 69% trƣờng mầm non, 100% trƣờng tiểu học, 78,3% trƣờng trung học cơ sở và 69,5% trƣờng trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 100% trạm y tế cấp xã đƣợc kiên cố hóa. Đạt 140 thuê bao điện thoại/100 dân, 78 thuê bao Internet/100 dân (đã quy đổi).

- Bảo vệ và giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trƣờng; trên 98% dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; thu gom 100% và xử lý 70% rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế.

- Phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%, trong đó nông thôn 45%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm 26-27 nghìn lao động. Chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và mức sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 50 triệu đồng/năm, trong đó khu vực nông thôn là 36 triệu đồng/năm.

- Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, kết hợp với sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động, máy tính, Internet để tiếp cận với các website đã giúp cho kinh tế phát triển cao và ổn định hơn, thu nhập, mức sống của đại đa số dân cƣ đƣợc cải thiện đáng kể, trong đó đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.

Kinh tế xã hội phát triển cộng với công nghệ thông tin phát triển, cũng đã tạo ra tiền đề cho trẻ em phát triển nhanh hơn về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức và đạo đức cũng nhƣ các mối giao tiếp quan hệ xã hội; quyền của trẻ em cũng đƣợc thực hiện ngày một tốt hơn trên tất cả các phƣơng diện.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực đó thì bối cảnh nêu trên cũng để lại những hệ lụy đối với ngƣời dân trong đó có trẻ em đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội; sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em trong các gia đình nghèo và giàu, giữa trẻ em nông thôn và thành thị, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt .

Vấn đề nghèo trẻ em, vấn đề xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em; buôn bán, bắt cóc phụ nữ và trẻ em vì mục đích thƣơng mại; trẻ em lao động, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em nghiện hút ma túy, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em lang thang cũng là những vấn đề bức xúc; tử vong do tai nạn thƣơng tích trẻ em; trẻ em tự tử, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, quậy phá... vì các mối quan hệ xã hội không đƣợc đáp ứng hoặc do sức ép về học tập và các nhu cầu khác trong cuộc sống.

Vấn đề vui chơi giải trí của trẻ em cũng chƣa đƣợc đáp ứng, trẻ em phải vui chơi trên vỉa hè, lòng đƣờng hoặc ở nơi cộng cộng; Chất lƣợng các dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em, chất lƣợng giáo dục và vấn đề học sinh bỏ học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng các dịch vụ y tế cho trẻ em cũng là những vấn đề làm xã hội chƣa thật hài lòng; hệ lụy của game online cũng không nhỏ...

Tóm lại, môi trƣờng sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, hệ lụy và cũng còn nhiều bất cập trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập;

Trong bối cảnh nêu trên, đòi hỏi công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng cũng phải có sự thay đổi về tƣ duy và phƣơng pháp tiếp cận, nội dung, giải pháp thực hiện sao cho đa dạng hơn, linh hoạt hơn và hấp dẫn hơn, để đáp ứng đƣợc sự thay đổi của trẻ em, những yêu cầu mới:

Sơ đồ 4.1. Yêu cầu mới về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

a)Yêu cầu mới về bảo vệ trẻ em: Bằng mọi biện pháp, bao gồm cả biện pháp luật pháp, tƣ pháp, hành pháp, giáo dục và các biện pháp phù hợp khác để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bị ngƣợc đãi, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lao động, trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật và giảm nhanh tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dễ bị tổn thƣơng.

Trẻ em Yêu cầu về bảo vệ trẻ em

Yêu cầu về dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ

Yêu cầu về giáo dục

Yêu cầu về thực hiện quyền tham gia và vui chơi giải trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua bên cạnh những thành tựu quan trọng về việc bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của Công ƣớc về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nƣớc ta đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, nhất là về dinh dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...thì bên cạnh đó cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em, tình trạng lao động trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật, tử vong do tại nạn thƣơng tích...Những vấn đề nêu trên gây nên những bức xúc trong dƣ luận xã hội đến mức khó chấp nhận.Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em, vì sự trƣờng tồn của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nƣớc, trong giai đoạn tới phải bằng mọi cách phải ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị ngƣợc đãi, xâm hại, bạo lực và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh cảnh đặc biệt, theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và Bộ Chính trị. Đó là trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội, mọi gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng, mọi tổ chức và nhà nƣớc.

b) Yêu cầu mới về dinh dƣỡng và chăm sóc sức khoẻ: Đảm bảo cho mọi trẻ em có mức sống đầy đủ và chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất, đặc biệt là nhóm trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các gia đình thu nhập thấp, trẻ em sinh sống ở các vùng nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, giảm nhanh tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dƣỡng thể thấp còi.

Phát triển nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội; kết hợp với xuất phát điểm phát triển kinh tế - xã hội ở một số nơi còn ở mức thấp, dẫn đến một bộ phận dân cƣ, trong đó có trẻ em đang phải sống trong tình trạng nghèo khổ, chƣa đƣợc tiếp cận với giáo dục và dịch vụ y tế, dịch vụ vui chơi giải trí có chất lƣợng. Bản thân các gia đình nghèo và gia đình thu nhập thấp cho dù có cố gắng bƣơn trải về sinh kế nhƣng cũng không có khả năng về kinh tế để đáp ứng nhu cầu về mức sống đầy đủ của trẻ em, thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà nƣớc và cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình, bảo đảm cho trẻ em có mức sống đầy đủ.

Bảo đảm cho trẻ em có mức sống đầy đủ là một trong những quyền của trẻ em theo quy định của Công ƣớc về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc mà nƣớc ta đã phê chuẩn, nhƣng việc thực hiện nó còn nhiều hạn chế. Từ thực tiễn đó cho thấy việc bảo đảm cho trẻ em có mức sống đầy đủ là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho thời gian tới ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Sự bất bình đẳng về thu nhập, mức sống của dân cƣ dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em nghèo và giàu, trẻ em nông thôn và trẻ em đô thị.

Nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng nêu trên là do quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập, cơ chế chính sách chƣa đồng bộ. Chính sách an sinh xã hội chậm đổi mới so với chính sách kinh tế. Còn thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hẹp khoảng cách về mức sống và an sinh xã hội giữa các địa phƣơng trong tỉnh. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chƣa nghiêm, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các ngành, địa phƣơng chƣa chặt chẽ; Công tác thanh tra, kiểm tra ở nhiều nơi chƣa đƣợc coi trọng; Nguồn lực đầu tƣ để thực hiện chính sách xã hội còn hạn hẹp...

Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Ninh cũng đã nhận thức rõ vấn đề này và đã không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cƣờng đầu tƣ cho các xã khó khăn.

Đối với trẻ em cũng có sự khác biệt rất lớn về việc thực hiện các quyền của trẻ em ở thành thị và nông thôn; trong điều kiện nêu trên, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng phải đặt ra yêu cầu mới là tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thông qua việc mở rộng chính sách an sinh xã hội trợ giúp nhóm trẻ em này và hình thành các chƣơng trình riêng để bảo đảm cho các em có đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống an toàn và có cơ hội phát triển; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển đối với trẻ em.

c) Yêu cầu mới về giáo dục: Nâng cao chất lƣợng giáo dục, bảo đảm công bằng về giáo dục, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

Chất lƣợng giáo dục đối với trẻ em nƣớc ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng còn có một khoảng cách khá xa so với các nƣớc phát triển, vì vậy trong xu thế hội nhập yêu cầu mới đặt ra là phải nâng cao chất lƣợng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; chất lƣợng giáo dục liên quan đến cả số lƣợng môn học cấp tiểu học, trung học, nội dung chuyên sâu của môn học, chất lƣợng đội ngũ thầy, cô giáo, cơ sở vật chất của nhà trƣờng, trong đó ngoại ngữ, tin học cũng là những môn học cần đƣợc đổi mới về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy. Từng bƣớc xóa bỏ cơ chế học thêm, dậy thêm...

Bất bình đẳng về giáo dục cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm, nhất là đầu tƣ cho công tác giáo dục - đào tạo trẻ em khuyết tật so với trẻ em bình thƣờng khác, trong những năm tới cần phải nghiên cứu tạo ra cơ chế, chính sách, giải pháp trợ giúp nhóm trẻ em này để các em có điều kiện thực hiện những quyền cơ bản của mình và đó cũng là chỉ đạo của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về đảm bảo đảm sinh xã hội cho trẻ em giai đoạn 2012-2020.

d) Yêu cầu mới về thúc đẩy quyền tham gia và vui chơi giải trí của trẻ em là tạo cơ hội cho trẻ em thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tham gia; Bảo đảm cho trẻ em có điều kiện vui chơi giải trí ở mức tối thiểu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dƣới 6 tuổi.

Trong những năm qua, quyền tham gia của trẻ em chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện tốt theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vấn đề cơ bản là Luật chỉ quy định quyền tham gia mang tính nguyên tắc và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thiếu các biện pháp bảo đảm để thực hiện, mặt khác do hoàn cảnh đất nƣớc còn khó khăn, do vậy nhiều địa phƣơng cũng chƣa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Từ thực tiễn đó đặt ra yêu cầu mới là phải tạo cơ chế và hình thành các biện pháp bảo đảm để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhƣ việc quy định tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp quốc gia 2 năm một lần, cấp tỉnh mỗi năm 1 lần, cũng nhƣ hình thành nhóm trẻ em nòng cốt trong hệ thống bảo vệ trẻ em, câu lạc bộ của trẻ em để các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi và mang tính chủ động hơn.

Một số điểm vui chơi giải trí thu hút đƣợc trẻ em tham gia do tƣ nhân thành lập thì giá cả quá đắt so với thu nhập của gia đình các em. Nhƣng chúng ta lại chƣa có chính sách, cơ chế miễn giảm tiền vé cho trẻ em khi vào các khu vui chơi giải trí này, do vậy đại đa số trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em trong các gia đình thu nhập thấp không có cơ hội vào trong các khu vui chơi giải trí đắt tiền này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 86 - 113)