5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng và trẻ em nói chung còn một số tồn tại hạn chế, đó là:
- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật còn chƣa thƣờng xuyên, phong phú, đa dạng và rộng khắp; chƣa có những tài liệu thích hợp để tuyên truyền về chính sách, pháp luật, kiến thức về Bảo vệ, chăm sóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và giáo dục trẻ em cho các đối tƣợng khác nhau, đặc biệt là đối với gia đình và cộng đồng dân cƣ.
- Công tác vận động các nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu chƣơng trình vì trẻ em còn hạn chế, đạt kết quả chƣa cao.
- Các hoạt động phòng, chống suy dinh dƣỡng, giáo dục phục hồi suy dinh dƣỡng cho trẻ em dƣới 5 tuổi ở cơ sở làm chƣa thƣờng xuyên, do vậy tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng ở một số địa phƣơng còn cao.
- Việc đầu tƣ cho nhà trẻ, mẫu giáo còn thấp so với nhu cầu, dụng cụ dạy và học cho trẻ em các lớp mẫu giáo còn thiếu. Phòng đồ dùng dạy học, phòng thƣ viện còn thiếu.
- Số điểm vui chơi và việc tổ chức các hoạt động văn hoá tinh thần cho trẻ em còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu đề ra; nhận thức của toàn xã hội, đầu tƣ về lĩnh vực vui chơi trẻ em còn hạn chế. Số thôn, xóm, khu phố có điểm vui chơi cho trẻ em còn ít.
- Tình trạng ngƣợc đãi, xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em diễn biến phức tạp gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra làm ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hội.
- Trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, trẻ em bị tai nạn thƣơng tích diễn biến thất thƣờng, có nguy cơ tiếp tục bị tổn thƣơng và thiếu cơ hội tiếp cận phúc lợi xã hội dành cho trẻ em. Tình hình trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS tiếp tục gia tăng; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vẫn còn tồn tại.
* Nguyên nhân của tồn tại:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về trẻ em và các mục tiêu chƣơng trình vì trẻ em còn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự chú trọng công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, không có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể việc thực hiện các mục tiêu chƣơng trình vì trẻ em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc chỉ đạo lồng ghép các mục tiêu chƣơng trình vì trẻ em với các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội hiệu quả chƣa cao.
- Vai trò bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng, trƣờng học chƣa đƣợc thƣờng xuyên coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em của cha mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chƣa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đƣờng phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội buông lỏng công tác quản lý, giáo dục trẻ… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em ham chơi, bỏ học, bị dụ dỗ, lừa gạt dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc bị xâm hại.
- Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm hoặc phƣơng pháp giáo dục cực đoan của một số gia đình cũng tạo ra sự mất an toàn cho trẻ em ngay trong chính gia đình của mình. Việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trong trƣờng học, cộng đồng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh chƣa thƣờng xuyên, thiếu chặt chẽ.
- Môi trƣờng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại và vi phạm pháp luật: Những ấn phẩm, internet, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm… cùng với các hiện tƣợng tiêu cực khác ngoài xã hội đã tác động mạnh đến tƣ tƣởng, lối sống của trẻ em. Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ em một môi trƣờng thân thiện, với các điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triển năng khiếu chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỈNH BẮC NINH