Các biện pháp mà Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện để nâng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 93)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.Các biện pháp mà Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện để nâng

cao chất lượng đội ngũ lao động

Trong nhiêu năm qua ngành Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm đến việc thực thi các biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Cụ thể ngành Bưu điện Vĩnh Phúc đã thực hiện các biện pháp sau:

Thực hiện cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm của ngành Bưu điện tỉnh

Căn cứ vào kế hoạch nhân lực hàng năm đã được Tổng công ty duyệt, Bưu điện tỉnh tiến hành tuyển dụng nguồn nhân lực. Công tác tuyển dụng được thực hiện theo quy chế tuyển dụng lao động của Tổng công ty ghi tại Quyết định số 403/QĐ-TCCB-HĐQT.

a. Lập hội đồng thi tuyển

Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển. Thành phần Hội đồng thi tuyển gồm có: đại diện ban Giám đốc làm Chủ tịch hội đồng, đại diện phòng tổ chức làm thường trực.

Hội đồng thi tuyển thực hiện các nhiệm vụ:

- Xét duyệt thành phần dự thi, thành phần Giám khảo chấm thi, nội dung, thời gian, địa điểm thi tuyển.

- Soạn thảo tuyển chọn và phê duyệt câu hỏi thi, đáp án cho từng nội dung thi, bảo mật đề thi, tổ chức thi, lập danh sách chấm thi cho từng môn.

- Thông qua thể lệ, nội quy thi, xử lý thí sinh vi phạm kỷ luật.

- Tổ chức chấm điểm, lên kết quả điểm thi của từng cá nhân, thông báo công khai kết quả

- Giải quyết các công việc có liên quan đến nội dung và kết quả chấm điểm thi.

b. Tổ chức thi tuyển

Trước ngày tổ chức thi tuyển, Bưu điện tỉnh thông báo tuyển dụng công khai và tiếp nhận hồ sơ ít nhất 30 ngày. Nội dung thông báo gồm:

- Những thông tin chính về Bưu điện Vĩnh Phúc.

- Số lượng và chức danh (hoặc chuyên ngành) cần tuyển dụng. - Địa chỉ và điều kiện làm việc.

- Điều kiện của người tham gia dự tuyển

- Địa điểm, thời gian nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển.

- Yêu cầu về nội dung thi của từng loại chức danh (hoặc chuyên ngành) cần tuyển.

c. Về nội dung và hình thức thi tuyển

Bưu điện Vĩnh Phúc ký kết hợp đồng với Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn Thông I để xây dựng nội dung. Hình thức thi tuyển áp dụng chủ yếu là thi viết.

d. Các đối tượng được xét cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển

Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, và gia đình có công với cách mạng; thương binh, bệnh binh, người dân tộc thiểu số, người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con cán bộ công nhân viên đã và đang công tác trong ngành Bưu điện. Điểm cộng thêm tối đa không quá 2 điểm đối với hệ điểm chuẩn 10 trên tổng số điểm của các môn thi.

Hội đồng thi tuyển sẽ tiến hành chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân trình Giám đốc và thông báo công khai kết quả kỳ thi chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thi.

e. Lập hội đồng tuyển dụng

Giám đốc Bưu điện tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng, thành phần gồm có: Giám đốc Bưu điện tỉnh, Chủ chủ tịch hội đồng, Trưởng Phòng TCCB – LĐ là uỷ viên thường trực, đại diện công đoàn và một số chuyển gia am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thuộc các chức danh cần tuyển là uỷ viên.

f. Ký kết hợp đồng lao động

Có hai trường hợp khi ký ký kết hợp đồng lao động:

Thứ nhất, đó là những đối tượng không qua hình thức thi tuyển. Đây là các đối tượng do yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất kinh doanh cần tuyển dụng do Hội đồng tuyển dụng thông qua.

Thứ hai, đó là các đối tượng đã trúng tuyển qua kỳ thi tuyển. Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi, Giám đốc Bưu điện tỉnh sẽ ra quyết định tiếp nhận những người đạt tiêu chuẩn để thoả thuận, ký kết hợp đồng lao động.

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc: người lao động phải trải qua một thời gian thử việc, trước khi ký giao kết hợp đồng lao động. Thời gian thử việc được quy định như sau: 2 tháng đối với các chức danh có yêu cầu

trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên; 1 tháng đối với các chức danh khác.

Việc tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển là khá tốn kém nhưng bù lại sẽ đảm bảo được yêu cầu về chất lượng lao động. Thực tế trong 4, 5 năm trở lại đây, các đối tượng được tuyển dụng ở Bưu điện Vĩnh Phúc qua thời gian thử việc đã hoàn thành tốt công việc được giao và được ký kết hợp đồng lao động.

Bảng 3.9: Tình hình tuyển dụng lao động tại Bƣu điện Vĩnh Phúc

Đơn vị: Người

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế hoạch Thực tuyển Kế hoạch Thực tuyển Kế hoạch Thực tuyển 1 Lao động quản lý 5 1 3 0 2 0 2 Lao động công nghệ 10 2 5 3 3 0 3 Lao động phụ trợ 4 1 1 1 0 0

(Nguồn : Phòng TCCB – LĐ, Bưu điện Vĩnh Phúc)

Nhìn vào bảng 3.6, có thể dễ dàng thấy rằng số lao động thực tuyển ít hơn so với kế hoạch đề ra. Nguyên do của sự chênh lệch này là: số lượng lao động được phép tuyển dụng là do Tổng công ty duyệt. Thêm nữa, thời điểm tuyển dụng là giữa năm kế hoạch nên đã có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, và nguyên nhân cuối cùng là công tác lập kế hoạch nhân lực còn những hạn chế nhất định.

Đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động.

Bưu điện Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, rất chú trọng công tác đào tạo phát triển đội ngũ lao động của mình. Nếu như tuyển mới hàng năm bổ sung một lực lượng lao động có thể đáp ứng dược những nhu cầu trước mắt, thì đào tạo một mặt giúp

đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; một mặt giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng lao động trong tương lai. Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức đanh và nhiệm vụ được giao.

Các loại hình đào tạo đang được áp dụng tại Bưu điện Vĩnh Phúc gồm có: - Đào tạo sau Đại học: gồm các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh. Hình thức là gửi đi các trường trong và ngoài ngành để đào tạo, kể cả tại chức và chính quy tập trung.

- Đào tạo đại học, cao đẳng: gồm cả chính quy tập trung và tại chức; đào tạo tại Học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông hoặc các trường ngoài ngành.

- Đào tạo trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy tập trung, đối tượng là CBCNVC trong ngành và học sinh phổ thông.

- Đào tạo công nhân: đối tượng là học sinh phổ thông.

- Đào tạo từ xa: chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn ngày do Tổng công ty thực hiện thông qua hệ thống truyền dẫn hội nghị truyền hình.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở Bưu điện Vĩnh Phúc như sau:

a. Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn hàng năm của Tổng công ty. Bưu điện tỉnh căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở các dịch vụ mới... xác định nhu cầu đào tạo và trình Tổng công ty duyệt

b. Chọn người cử đi đào tạo

Việc lựa chọn cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của Bưu điện tỉnh, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết; khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Bưu điện tỉnh có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ. Giám đốc Bưu điện tỉnh ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đào tạo.

Đối tượng được cử đi đào tạo: là cán bộ công nhân viên của Bưu điện Vĩnh Phúc, thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý; là những người theo yêu cầu bố trí vào chức danh lao động, phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn; là những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Bưu điện Tỉnh hoặc chuyển nghề. Ngoài ra đối tượng còn bao gồm những người đi đào tạo theo nguyện vọng riêng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm do những ràng buộc nhất định đối với đối tượng.

c. Thực hiện quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo sẽ được thực hiện tại 3 nơi:

- Đào tạo tại các trường của ngành (học viện CNBCVT, các trường Công nhân), trình tự tiến hành như sau:

+ Bưu điện tỉnh lập kế hoạch đào tạo trình Tổng công ty duyệt

+ Căn cứ thông báo của Học Viện CNBCVT và các trường Công nhân xếp sắp cho CBCNV tham dự học hoặc thi tuyển theo quy định

- Đào tạo tại các trường ngoài ngành Bưu điện, trình tự tiến hành:

+ Bưu điện tỉnh lập kế hoạch đào tạo chi tiết về: trình độ, ngành nghề, loại hình đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo trình Tổng công ty duyệt.

+ Căn cứ vào thông báo của các trường đào tạo, Bưu điện tỉnh quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đã đối chiếu, sắp xếp lao động hợp lý.

+ Chỉ những ngành nghề hoặc hình thức đào tạo nào không được tổ chức ở các trường của Tổng công ty thì Bưu điện tỉnh mới cử người đi đào tạo ở các trường bên ngoài.

- Đào tạo tại Bưu điện Vĩnh Phúc: đây là hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do Bưu điện tỉnh tổ chức. Bưu điện Vĩnh Phúc tiến hành mời các giảng viên ở Học viện, hoặc giáo viên các trường công nhân của ngành về giảng dạy để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

d. Đảm bảo quyền lợi của những người được đi đào tạo:

Quyền lợi của người được cử đi đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty tại quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước - quyết định số 397/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 20/11/2001 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đồng thời Bưu điện Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá bằng quyết định số 1622/TCCB-LĐ ngày 01/08/2002 của Giám đốc về việc thực hiện chế độ của cán bộ công nhân viên đi học. Theo đó:

- Đối với trường hợp được cử đi đào tao tập trung dài hạn. Người lao động được hưởng:

+ Được đài thọ tiền học phí.

+ Được thanh toán công tác phí trong thời gian đi đường của lượt đi và về mỗi năm hai lần (đợt tập trung đào tạo và nghỉ Tết) theo quy định tại công văn số 3009/KTTKCT ngày 29/6/2000 của Tổng công ty.

+ Về chế độ tiền lương và khuyến khích thu nhập: theo kết quả học tập thu được nếu loại giỏi thưởng 100%, khá 90%, đạt 75%, không đạt 70%...

+ Đối với lao động nữ có con nhỏ: ngoài khoản tiền lương theo chế độ quy định, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương, được hỗ trợ thêm từ quỹ phúc lợi, quỹ tiền lương để đảm bào mức thu nhập thấp nhất cũng bằng 70% tiền lương và thu nhập như khi đang công tác.

- Trường hợp được cử đi đào tạo tại chức và bồi dưỡng ngắn han, người lao động được hưởng:

+ Được đài thọ tiền học phí.

+ Được hưởng chế độ ăn giữa ca như thời gian làm việc.

+ Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, Phụ cấp lương như trong thời gian công tác tuỳ theo thành tích kết quả học tập của cá nhân (theo mức 1, 2 hoặc 3 trong quy chế tiền lương tương ứng với xếp loại giỏi, khá và trung bình).

+ Thời gian đi đào tạo được tính như thời gian công tác để xét thưởng lợi nhuận cuối năm.

+ Được thanh toán chế độ công tác phí trong thời gian đi đường.

+ Về tiền thuê chỗ ở: trong thời gian đi đào tạo. người lao động được bố trí ở ký túc xá nhà trường. Nếu không bố trí được chỗ ở, phải thuê ngoài thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 30.000 đ/người/ngày.

Bảng 3.10: Chi phí dành cho đào tạo của Bƣu điện Vĩnh Phúc

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí dành

cho đào tạo 93,5 90 89,5 87,5

Tổng chi phí 43.000 42.800 37.100 46.100

Tỷ lệ (%) 0,22 0,21 0,24 0,19

(Nguồn. Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính, Bưu điện Vĩnh Phúc) Nhận xét: Theo số liệu trên, chi phí dành cho đào tạo của Bưu điện Vĩnh Phúc giảm dần qua các năm. Có điều này là do Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc quy định định mức chi cho đào tạo là 500.000 đ/người/ năm, trong khi đó lượng lao động thì giảm dần. Tuy vậy, chất lượng đào tạo được nâng cao, các chương trình đào tạo bám sát với thực tế sản xuất kinh doanh hơn, đào tạo tập

trung hơn. Các chương trình đào tạo được xây dưng dành riêng cho từng đối tượng lao động, đặc biệt phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể. Điều đó thấy rõ chính sách ưu tiên cho đào tạo phát triển của Bưu điện Vĩnh Phúc. Dù vậy vẫn có những hạn chế là Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc chưa tự xây dựng được các chương trình đào tạo, chủ yếu vẫn là các khoá đào tạo chung của Tổng công ty. Và thực tế cho thấy, các cán bộ được đi đào tạo dù đã có những thay đổi trong nhận thức công việc, nhưng chưa áp dụng được nhiều vào quá trình công tác. Điều này dẫn đến các chương trình đào tạo chưa đạt được hiệu quả tối đa.

Áp dụng nhiều chính sách và chế độ đối với người lao động: Lương, thưởng, phạt, bảo hiểm, an toàn lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe.v.v.

a. Tiền lương

- Quy chế phân phối tiền lương là cơ sở để phân phối tiền lương cho tập thể và trả lương hàng tháng cho cá nhân người lao động. Bưu điện tỉnh xây dựng quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân, đưa vào thực hiện từ 1/1/2013.

- Quỹ tiền lương hàng năm của Bưu điện Vĩnh Phúc được phân bổ sử dụng như sau:

- Trích lập quỹ dự phòng bằng 3% quỹ, tiền lương kế hoạch để chi trả những trường hợp phát sinh khác.

- Trích 2% quỹ tiền lương kế hoạch để xét thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất chất lương và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tập thể.

- Trích lập quỹ tiền lương kế hoạch để khuyến khích thu hút người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.

- Quỹ lương còn lại sau khi trích lập các quỹ phân phối hết cho các đơn vị các đơn vị phân phối trực tiếp cho cá nhân.

Phân phối tiền lương cho tập thể.

Nguồn tiền lương của đơn vị (các đơn vị trực thuộc) được hình thành từ: Tiền lương kinh doanh các dịch vụ Bưu chính; Tiền lương kinh doanh các dịch vụ khác. Nguồn tiền lương này được xác định thông qua các chỉ tiêu:

- Tổng giá trị nghiệp vụ (doanh thu) hoặc sản lượng nghiệp vụ được giao trong tháng (đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh); khối lượng kỹ thuật nghiệp vụ và thời gian hoàn thành (đối với khối quản lý và đoàn thể).

- Chất lượng kỹ thuật, nghiệp vụ; chất lượng công việc; chấp hành luật pháp và các chế độ quản lý khác.

- Lao động định biên.

Quỹ tiền lương thực hiện tháng của các đơn vị được Bưu điện Vĩnh

Phúc phân phối, xác định như sau: TLdv = TLcsth + TLkth

Trong đó: TLdv: Quỹ tiền lương.

TLcsth : Tiền lương chính sách thực hiện

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 93)