Những điểm còn tồn tại

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 93)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Những điểm còn tồn tại

Bên cạnh những thành công như đã kể trên, trong quá trình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện Vĩnh Phúc còn có những vấn đề tồn tại cần được hoàn thiện, đó là:

- Chưa tiến hành phân tích công việc

Cho đến nay, Bưu điện Vĩnh Phúc thực hiện bố trí công việc chủ yếu dựa vào chức danh nghề nghiệp theo hệ thống chức danh sản xuất ngành Bưu điện đã được Tổng cục Bưu điện trước đây ban hành. Điều này nảy sinh những phức tạp khi có những chức danh mới, không có trong quy định, đơn vị sẽ không xác định được nhiệm vụ cụ thể của công việc cũng như là kỹ năng cần có của người lao động để hoàn thành công việc.

- Vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo.

Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước một, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được

gì sau khoá học. Để đánh giá, đơn vị dựa và kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.

Nhiều lao động được cử đi đào tạo chỉ là để giải quyết chính sách cho người lao động về vấn đề thu nhập. Nếu đi học về họ sẽ được nâng lương do đã có bằng cấp. Tuy nhiên, thực tế khi học xong, công việc của họ không thay đổi, khối lượng công việc vẫn vậy và vì thế chi phí nhân công của doanh nghiệp đã tăng so với trước. Vấn đề ở chỗ đơn vị hạch toán phụ thuộc đã có Tổng công ty lo về chi phí đào tạo, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó không khuyến khích doanh nghiệp tối ưu hoá công tác đào tạo.

- Trong công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên đôi khi chưa phản ánh đúng thực tế. Vẫn còn có hiện tượng cả nể nên dẫn tới tình trạng một số người hoàn thành tốt công việc, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định nhưng cũng chỉ được đánh giá ngang bằng với những người hoàn thành công việc kém hơn.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

- Chất lượng đội ngũ lao động của bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố mang tính khách quan, có những nhân tố thuộc về chủ quan.

1. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách và luật pháp của nhà nước có liên quan đến người lao động như chính sách tiền lương, tiền công, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, lao động có năng lực, chính sách đào tạo và các luật pháp có liên quan đến người lao động.v.v.

Các nhân tố trên có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng đội ngũ lao động. Người lao động có hăng say làm việc, nhiệt huyết với công việc một phần bởi công sức họ bỏ ra được đền đáp xứng đáng bởi các chế độ tiền lương, tiền

công, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài... Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng lao động. Thực tế, cơ chế tuyển dụng ở nước ta còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các mối quan hệ chính trị, chưa thực sự chú trọng chất lượng tuyển dụng, chưa thực sự chọn lựa được người tài, người có năng lực vào đội ngũ lao động của mình. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lao động, bởi khi người được tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc tuyển dụng, hiệu quả công việc không cao.

2. Chất lượng đào tạo của hệ thống đào tạo các cấp (từ đào tạo nghề đến đại học và trên đại học).

- Hệ thống đào tạo các cấp ở nước ta từ bậc đào tạo nghề cho đến đại học và trên đại học vẫn chưa thực sự chú trọng vào chất lượng, sự nghiên cứu tìm tòi của học viên. Việc đào tạo vẫn chủ yếu theo phương pháp thầy dạy trò nghe, chưa có mối liên hệ trao đổi giữa thầy và trò, không khuyến khích được học viên tự học hỏi tìm tòi nghiên cứu vấn đề và đặc biệt là đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội . Điều này chưa phát huy được khả năng sáng tạo của học viên. Việc này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ lao động sau khi được đào tạo ra trường, khi thực tế công việc và sách vở được dạy trong nhà trường không có điểm tương đồng, những gì được đào tạo không vận dụng được trong công việc.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động của Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh để giành lấy những cơ hội, thuận lợi cho mình để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được là đội ngũ lao động làm việc tại khách sạn. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào sử dụng nhân lực có hiệu quả và chất lượng đội ngũ nhân lực đó đáp ứng được yêu cầu của công việc, yêu cầu của thời đại thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ được nâng cao. Thể lực của con người có thể thua máy móc, nhưng trí lực của con người thì không một loại máy móc nào dù là hiện đại và tối tân nhất cũng không thế so sánh được. Vì con người là sự tập trung của những tinh hoa và là nguồn sáng tạo vô tận. Trong tất cả các doanh nghiệp, yếu tố con người cần phải được quan tâm đặc biệt thì mới có thể phát huy được sự sáng tạo đó. Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là vấn đề cấp bách, là tất yếu khách quan trong mọi doanh nghiệp. Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc cũng chủ trương đưa ra mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

4.1.1. Quan điểm

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, bao gồm tập hợp các quan điểm cơ bản về sử dụng con người, vì lợi ích của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói: “Quan điểm xây dựng và phát huy nguồn lực con người”, “Quan điểm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội” là những quan điểm chỉ đạo cơ bản cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo trên ta có thể thấy được một số vấn đề mang tính chất làm nền tảng, mở đường, định hướng cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động phải nhằm đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động là nâng cao chất lượng sống và làm việc của con người, đảm bảo cho con người phát triển tự do, toàn diện, là vấn đề có ý nghĩa lớn lao cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động là nâng cao chất lượng sống và làm việc của con người, đảm bảo cho con người phát triển tự do, toàn diện, là vấn đề có ý nghĩa lớn lao cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động là nâng cao chất lượng sống và làm việc của con người, đảm bảo cho con người phát triển tự do, toàn diện, là vấn đề có ý nghĩa lớn lao cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.

4.1.2. Mục tiêu

- Nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từng bước tiến tới thực hiện kinh doanh có lãi, đồng thời nâng cao đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

4.1.3. Phương hướng

- Thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng “bền vững” - Tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường; một mặt nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, mặt khác đảm bảo sự tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết tâm chống “bệnh thành tích”, ngăn chặn tệ nạn xã hội thâm nhập vào môi trường làm việc.

- Đào tạo lao động bám sát với yêu cầu thực tế của công việc.

- Quá trình đào tạo phải chú ý đến giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động tại Bƣu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Qua phân tích và đánh giá tình hình thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại Bưu điện Vĩnh Phúc, nhận thấy rằng đơn vị đã thực hiện tốt một số nội dung. Kết quả đó được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như chất lượng lao động đã tăng lên, năng suất lao động tăng, thu nhập bình quân lao động tăng. Tuy nhiên, đơn vị còn thực hiện chưa tốt hoặc chưa triệt để một số nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu chung của toàn đơn vị.

Các biện pháp hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa ra dưới đây tập trung vào một số nội dung sau: Kế hoạch hoá nguồn lao động, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá năng lực thực hiện công việc, đãi ngộ.

4.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn lao động

Hiện nay, công tác kế hoạch hoá nguồn lao động tại Bưu điện Vĩnh Phúc nói riêng và tại các đơn vị thành viên khác của VNPT nói chung còn trông chờ vào Tổng công ty nhiều. Việc lập kế hoạch trông chờ vào hướng dẫn hàng năm của Tổng công ty, khi kế hoạch được lập rồi lại phải chờ Tổng công ty duyệt mới được thực hiện. Điều này chưa tạo được sự chủ động đối với đơn vị. Kết quả công tác kế hoạch hoá nguồn lao động có tác động trực tiếp đến việc tuyển chọn, thuyên chuyển bố trí lao động. kế hoạch đào tạo, kế hoạch thu nhập đối vời từng đơn vị trực thuộc. Bởi vậy các biện pháp đưa ra dưới đây nhằm hoàn thiện hơn công tác kế hoạch lao động trong tình hình đó.

4.2.1.1. Nắm vững định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty và của đơn vị

Các mục tiêu, chính sách chiến lược của Tổng công ty và của đơn vị là điểm xuất phát quan trọng cho hoạt động xây dựng kế hoạch nguồn lao động. Bởi vì đó chính là bước chuẩn bị lực lượng lao động để thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh đề ra.

Tổng công ty đã xây dựng '' Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020''. Việc cụ thể hoá chiến lược và định hướng này thể hiện bằng các văn bản hướng dẫn lập và giao kế hoạch hàng năm tại các đơn vị trong Tổng công ty. Các định hướng phát triển đội ngũ lao động cần nắm vững là:

- Đội ngũ lao động đóng một vai trò quan trọng quyết định trong việc đưa Bưu chính, Viễn thông, tin học thực sự trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong thời gian tới, cần có kế hoạch đi tắt, đón đầu trong việc đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững làm chủ được công nghệ kỹ thuật, thông tin hiện đại của thế giới; có trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường kinh tế mở hội nhập.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng của cả ba đội ngũ: Cán bộ lãnh đạo; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kinh doanh quản lý có đủ năng lực, trình độ trong các lĩnh vực, chú trọng đội ngũ lao động có chất lượng cho vùng sâu, vùng xa. Triển khai đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển. Chuẩn bị tết đội ngũ cho việc mở cửa hội nhập quốc tế.

- Sắp xếp tổ chức bố trí lực lượng lao động một cách khoa học hợp lý, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ quản lý hiện đại nhằm tăng năng suất, hiệu quả chất lượng người lao động.

Bên cạnh định hướng chiến lược của Tổng công ty, khi lập kế hoạch nguồn lao động cần nắm vững chiến lược phát triển của Bưu điện tỉnh, hiện tại là chiến lược 5 năm giai đoạn 2010 – 2015. Vì vậy để bám sát với thực tế, việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm cần căn cứ chính vào các chỉ tiêu kế hoạch trong năm đó.

4.2.1.2. Áp dụng công tác dự báo

Để dự báo được nhu cầu về đội ngũ lao động trong tương lai cả về số lượng và chất lượng thì đơn vị cần lấy kế hoạch sản xuất kinh doanh làm căn cứ chính. Trong kế hoạch hàng năm sẽ cho biết các chỉ tiêu về kế hoạch doanh thu, kế hoạch phát triển mạng lưới; số dịch vụ mới tăng lên. . . từ đó xác định số lao động cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó. Ngoài ra, kết quả phân tích công việc cũng là một căn cứ không kém phần quan trọng, cho biết chính xác đơn vị cần loại lao động gì, trình độ chuyên môn ra sao để thực hiện công việc.

4.2.1.3. Thường xuyên thực hiện việc đánh giá về chất lượng và số lượng lao động hiện có

Việc đánh giá chất lượng và số lượng lao động hiện có sẽ cho cái nhìn tổng thể về cơ cấu lao động của đơn vị; xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn của doanh nghiệp về đội ngũ lao động. Đơn vị có thể điều tra, đánh giá lao động theo các tiêu thức như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lứa tuổi, tay nghề, năng lực, sở trường. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cho việc bố trí lao động, đào tạo, đề bạt và chính sách lương bổng.

Để điều tra, đánh giá được khả năng, sở trường của CBCNV, đơn vị cần có một hệ thống hồ sơ lưu trữ các thông tin về khả năng của từng người Lao động. Vì quy mô của Bưu điện Vĩnh Phúc là khá lớn nên việc lưu trữ này khó có thể do phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động thực hiện mà cần giao cho bộ phận, quản lý nhân sự tại mỗi đơn vị trực thuộc thực hiện. Khi Bưu điện

Vĩnh Phúc cần các số liệu thì có thể tổng hợp từ các nguồn này. Đơn vị có thể sử dụng hồ nhân lực và hồ sơ phát triển nhân lực.

Thông tin về mỗi CBCNV đều được thu thập và sau đó được lưu trữ dưới dạng bản tóm tắt. Các thông tin này sau đó sẽ được sử dụng để xác định xem người lao động nào có sẵn khả năng để được thăng chức hoặc thuyên chuyển sang vị trí mới theo dự kiến trong tương lai.

Mẫu tóm tắt hồ sơ CBCNV như sau:

Bảng nhân lực và hồ sơ phát triển

Ngày ....tháng ...

Bộ phận Năm sinh Tình trạng gia đình Tên chức

danh công việc Trình độ học vấn Văn bằng, năm học, tên trường và lĩnh vực chuyên môn

Trung học, đại học... - - - - - -

Các khoá học do đơn vị đào tạo, hỗ trợ

Tên khoá học Đề tài Năm Tên khoá học Đề tài Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- - - - - - - - -

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 93)